06 KỸ NĂNG TẬP TRUNG GIÚP CUỘC SỐNG THÀNH CÔNG

by LeViLuong
0 comment 272 views

Kỹ năng tập trung là gì? Làm thế nào để tập trung vào công việc? Nếu bạn là người hay quên, hay mất tập trung nhất định phải đọc ngay bài viết này nhé. Đừng để thời gian và công sức bị lãng phí, hãy cùng Vài Điều Hay tìm hiểu về kỹ năng tập trung ngay thôi!

Trong bài viết mình sẽ giúp các bạn tìm ra được nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng, cách cải thiện và nâng cao kỹ năng tập trung. Hơn nữa, chúng ta vừa có một kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán vô cùng tuyệt vời. Chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn chưa thể rời xa những chiếc bánh chưng để quay lại với những chiếc deadline được phải không nào?

Vậy nên, bài viết sẽ có một phần đặc biệt đó là “Cách lấy lại tinh thần làm việc sau mỗi kỳ nghỉ dài.” Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ và bổ ích cùng Vài Điều Hay.

1. Khái niệm kỹ năng tập trung

Khái niệm kỹ năng tập trung.

Khái niệm kỹ năng tập trung.

Đa số chúng ta đều có tư tưởng “nước tới chân mới nhảy”. Nghiêm trọng hơn, hiện nay, một số bạn trẻ còn có quan niệm sống “nước tới cổ mới nhảy”. Điều đó thật là nguy hiểm. Chúng ta phải loại bỏ tư tưởng đó ngay từ bây giờ.

Vì sao ư? Vì hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới kỹ thuật số – nơi có rất nhiều thông tin và khiến chúng ta rất dễ bị phân tâm. Nếu bạn đã không tập trung được vào công việc mà lại còn có thêm tư tưởng trên thì bạn sẽ không đạt được mục tiêu nào cả.

Để hoàn thiện được tốt các mục tiêu và cải thiện được vấn đề trên, bạn cần phải có kỹ năng tập trung và kỹ năng quản lý thời gian. Mình đã có một bài viết làm rõ kỹ năng quản lý thời gian, vậy nên giờ chúng ta cùng tìm hiểu về kỹ năng tập trung nhé.

Kỹ năng tập trung nghe có vẻ khá hài hước. Chắc hẳn đọc tới tiêu đề này các bạn sẽ nghĩ “tập trung cũng gọi là một kỹ năng ư?” Thì mình xin khẳng định đúng vậy, tập trung là một kỹ năng (kỹ năng tập trung) và còn rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay.

Trong Will Power & Self Discipline (Sức mạnh Ý chí & Kỷ luật của bản thân – một trang báo Mỹ), Remez Sasson đã viết rằng “Sự tập trung là khả năng hướng sự chú ý của một người theo ý muốn của một người.”

Kỹ năng tập trung có nghĩa là kiểm soát sự chú ý. Đó là khả năng tập trung tâm trí vào một chủ đề, đối tượng hoặc suy nghĩ, đồng thời loại trừ khỏi tâm trí mọi suy nghĩ, ý tưởng và cảm giác không liên quan khác.

Xem thêm:

8 mẹo rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian đánh bại mọi deadline

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng tập trung

Mọi người luôn biết rằng mình cần phải tập trung làm việc, nhưng thực tế lại không thể tập trung nổi. Nếu bạn biết mình đang ở trong tình trạng đó nhưng không khắc phục được. Vậy hãy cùng mình điểm qua một số yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng tập trung để có câu trả lời nhé.

2.1. Tâm lý

Tâm lý - yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tập trung.

Tâm lý – yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tập trung.

Khi bạn chán nản và cảm thấy xuống tinh thần, bạn sẽ khó tập trung. Tương tự như vậy, khi bạn đang trải qua sự mất mát của một người thân lo lắng cho ai đó, bạn có thể gặp khó khăn khi tập trung vào một công việc duy nhất.

2.2. Nhận thức

Sự tập trung của bạn có thể giảm nếu bạn thấy mình dễ quên mọi thứ. Đôi khi trí nhớ của bạn khó nhớ những thứ đã xảy ra cách đây một thời gian ngắn.

Một cách khác có thể khiến sự tập trung của bạn bị suy giảm về mặt nhận thức là nếu bạn nhận thấy tâm trí của mình hoạt động quá mức, liên tục nghĩ đến nhiều thứ do lo lắng hoặc các sự kiện quan trọng. Khi những suy nghĩ và vấn đề xâm nhập trong tâm trí bạn, đòi hỏi sự chú ý, nó sẽ ngăn cản sự tập trung hiệu quả.

2.3. Môi trường

Môi trường - yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng tập trung.

Môi trường – yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng tập trung.

Điều kiện làm việc kém như ô nhiễm tiếng ồn, cơ sở vật chất thấp, đồng nghiệp không gắn kết sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, bị phân tâm và ảnh hưởng tới khả năng cũng như kết quả làm việc của bạn.

2.4. Thói quen sinh hoạt

Ngủ không đủ giấc, đồng hồ sinh học không phù hợp, không tập thể dục sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, uể oải và bực dọc. Sử dụng quá nhiều cà phê hay do tính chất công việc bạn phải thường xuyên sử dụng rượu bia và bỏ bữa sẽ ức chế đến hệ thần kinh, giảm trí nhớ và căng thẳng.

3. Cách rèn luyện và nâng cao kỹ năng tập trung cơ bản, hiệu quả nhất

Chắc hẳn khi đến với bài viết này, điều bạn quan tâm nhất chính cách rèn luyện và nâng cao kỹ năng tập trung cơ bản và hiệu quả. Theo như một thứ tự khoa học, bất kỳ vấn đề gì muốn tìm ra giải pháp cần phải biết được nguyên nhân vì đó là gốc rễ của vấn đề. Những giải pháp mà mình đưa ra sau đây đều dựa vào những nguyên nhân trên để trị tận gốc vấn đề.

3.1. Đặt mục tiêu và xác định mối quan tâm

Đặt mục tiêu - cách rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian.

Đặt mục tiêu – cách rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian.

Đây là yếu tố cần có không chỉ ở kỹ năng quản lý thời gian mà kỹ năng tập trung cũng đòi hỏi đến nó. Như mình đã từng khẳng định, phải đặt mục tiêu thì bạn mới có thể biết mình cần phải làm gì và chọn ra thứ tự ưu tiên.

Khi biết được công việc cụ thể và thứ tự những việc cần làm, bạn sẽ không gặp phải tình trạng hỗn loạn; không biết làm gì trước, làm gì sau; hay làm nhiều việc cùng một lúc.

Chúng ta đang hướng tới sự tập trung và mục tiêu là nâng cao kỹ năng tập trung. Vì vậy, đừng làm nhiều việc một lúc. Ở đây mình không có nói đừng làm “quá” nhiều việc cùng một lúc mà chỉ là nhiều việc. Dù chỉ hai việc thôi cũng không nên.

Hãy chỉ làm đúng công việc hiện tại và chuyển việc khác sau khi bạn hoàn thành nó. Chỉ có như vậy bạn mới không bị phân tâm và tập trung vào một việc duy nhất.

3.2. Tạo deadline

Tạo deadline - cách rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian.

Tạo deadline – cách rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian.

Một trong những cách để bạn nâng cao kỹ năng tập trung đó chính là tạo deadline. Khi cho bản thân một cái hẹn, chắc chắn rằng đó là lúc tinh thần làm việc của bạn được đẩy lên cao nhất.

Đây là cách giúp bạn không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. Ví dụ như giảng viên giao cho bạn một bài tập làm trong nửa tháng, nhưng thực tế bạn lại không quan tâm đến nó và hoàn thành vội vã 3 ngày trước khi đến hạn nộp bài. Như vậy bạn đã tốn thời gian vào những việc vô bổ và chất lượng bài làm không đạt kết quả tốt nhất.

Hãy tự tạo ra cho mình những deadline để thúc đẩy bản thân làm việc khoa học, hiệu quả và tập trung hơn.

3.3. Tránh sự sao nhẵng

XYZ vừa thích bài viết của bạn, ABC vừa đăng một ảnh mới, DEF đã gửi cho bạn một tin nhắn,… Cứ như vậy điện thoại sẽ liên tục nhảy thông báo mới, điều đó sẽ làm bạn mất tập trung.

Bạn chỉ có ý định xem mỗi thông báo sau đó quay về với công việc, nhưng kết quả bạn đã dành thời gian suốt cả buổi cho chiếc smartphone.

Đừng để những thông báo đó gây phiền nhiễu cho bạn. Hãy tắt điện thoại và để xa tầm mắt của bạn. Như một nghiên cứu đã chỉ ra rằng so với việc tắt nguồn điện thoại thì để điện thoại ngoài tầm mắt sẽ giúp bạn tập trung hơn.

3.4. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi - rèn luyện kỹ năng tập trung.

Nghỉ ngơi – rèn luyện kỹ năng tập trung.

Nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng giúp nâng cao khả năng tập trung nhưng chúng ta thường hay bỏ qua nó. Ta luôn có tư tưởng “nốt”, và tự nhủ cố gắng nốt là xong. Nhưng điều đó sẽ chỉ khiến bạn căng thẳng hơn.

Ví dụ đơn giản như chiếc điện thoại, hằng ngày nó cần phải sạc pin. Lượng pin sẽ bị tiêu hao khi bạn sử dụng nó. Khi điện thoại báo pin yếu, hãy sạc ngay. Đừng để sập nguồn vì sẽ nhanh hỏng.

Tương tự như vậy, khi ta làm việc trong thời gian dài cần phải được nghỉ ngơi. Điều đó như một chiếc điện thoại cần sạc pin. Hãy nghỉ ngơi khi cảm thấy căng thẳng và đừng để bản thân phải sập nguồn như chiếc điện thoại.

Rời khỏi bàn làm việc và đi dạo một lúc là ý kiến không tồi. Hoạt động một chút sau thời gian dài ngồi một chỗ và hòa mình vào thế giới bên ngoài sẽ giúp não bộ giảm căng thẳng hơn.

Có một chút tiếng ồn xung quanh có thể là chìa khóa để mở ra khả năng tập trung của bạn, vì nó mang lại cho tâm trí bạn một chút kích thích mà nó khao khát, và bài hát lạc quan phù hợp cũng mang lại cho bạn nhịp điệu để làm việc. Âm nhạc cũng có thể giúp bạn át đi những phiền nhiễu thính giác khác, chẳng hạn như đồng nghiệp của bạn đang trò chuyện ở bàn bên cạnh.

Các dịch vụ phát trực tuyến nhạc, chẳng hạn như Spotify và Apple Music, có rất nhiều danh sách phát tập trung, từ các bản hit ngày nay đến cổ điển êm dịu. Hãy thử cả hai và xem điều gì phù hợp nhất với bạn.

Nhưng hãy nhớ rằng đừng nghỉ ngơi quá lâu. Để an toàn nhất bạn có thể đặt thời gian nhắc nhở cho bản thân khoảng 15-20 phút để không đi quá xa nhé.

3.5. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc - nâng cao kỹ năng tập trung.

Môi trường làm việc – nâng cao kỹ năng tập trung.

Môi trường làm việc là một trong những yếu tố thiết yếu khi đi xin việc. Đây là điều kiện tiên quyết của các ứng viên vì nó không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tập trung mà còn ảnh hưởng tới chất lượng công việc và sức khỏe.

Một môi trường làm việc yên tĩnh, thoải mái sẽ giảm bớt căng thẳng đi đáng kể. Thái độ của đồng nghiệp, cấp trên cũng vô cùng quan trọng. Không ai muốn làm việc trong môi trường đồng nghiệp không hòa đồng, cấp trên luôn quát tháo cả.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, làm việc tại nhà càng làm giảm khả năng tập trung của bạn. Bạn luôn bị mất tập trung bởi con cái, công việc nhà, hàng xóm,… Một không gian làm việc yên tĩnh như phòng ngủ hay phòng làm việc để tránh những tác động bên ngoài là vô cùng cần thiết.

3.6. Sinh hoạt điều độ

Sức khỏe là điều quý giá nhất, có sức khỏe là có tất cả. Nhưng chúng ta thường không biết trân trọng và để mất đi mới thấy tiếc.

Một đồng hồ sinh học hợp lý, thói quen sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên – đây là những thói quen tưởng chừng như vô cùng đơn giản, thế nhưng trong cuộc sống hằng ngày chúng ta lại bỏ qua nó và rất khó để hình thành.

Cuộc sống lành mạnh sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, bớt căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường trí nhớ và đặc biệt mà tăng khả năng tập trung. Đây như là yếu tố then chốt của kỹ năng tập trung.

4. Cách lấy lại tinh thần làm việc sau mỗi kỳ nghỉ dài

Kỹ năng tập trung - Cách lấy lại tinh thần sau mỗi kỳ nghỉ dài.

Kỹ năng tập trung – Cách lấy lại tinh thần sau mỗi kỳ nghỉ dài.

Sau mỗi kỳ nghỉ dài, dường như chúng ta rất khó khăn để quay lại công việc. Tâm lý nghỉ xả hơi vẫn luôn đeo bám. Cốt yếu của vấn đề chính là chúng ta không thể tập trung được. Dưới đây là những tip hiệu quả nhất mình đúc rút ra từ cách rèn luyện và nâng cao kỹ năng tập trung.

4.1. Hình thành lại những thói quen trước

Trong kỳ nghỉ, nhiều người bỏ bẵng đi những thói quen ngày trước như dậy sớm, tập thể dục, ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc,… mà thay vào đó bằng ngủ nướng, những buổi đi chơi khuya, những giờ khuya khoắt ngồi xem những bộ phim mình yêu thích. Đồng hồ sinh học của bạn bị đảo lộn, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quay lại những thói quen này.

Cố gắng thiết lập lại thói quen của mình khoảng 2-3 ngày trước khi đi làm sẽ giúp bạn cảm thấy lấy lại được năng lượng cũ và bắt đầu khởi động cho những ngày làm việc mới khỏe khoắn và năng động hơn. Đặt mục tiêu

4.2. Đặt mục tiêu

Nhiều người sau khi nghỉ lễ xong thường không có hoặc có cái nhìn “lờ đờ” về công việc, một kết quả của việc ăn chơi lâu ngày.

Việc viết ra những mục tiêu mình cần đạt được sẽ giúp bạn hình dung cụ thể và rõ ràng hơn về những việc bạn cần làm trong thời gian tới. Khai bút bằng việc này cũng là một việc thú vị đấy chứ nhỉ?

Bạn cũng nên chia sẻ những mục tiêu này với người thân trong gia đình và bạn bè để có thêm động lực và quyết tâm thực hiện nó. Làm như vậy sẽ khiến bạn lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng làm việc.

4.3. Loại bỏ phiền nhiễu

Tương tự như tránh sự sao nhẵng ở phần rèn luyện và nâng cao kỹ năng tập trung. Loại bỏ phiền nhiễu là vô cùng cần thiết để bạn luôn tập trung cao độ cho công việc hiện tại.

KẾT LUẬN

Kỹ năng tập trung tưởng chừng như không phải một kỹ năng nhưng lại là kỹ năng hết sức quan trọng. Hơn nữa nó còn là kỹ năng khó, thật may thay ta vẫn có thể rèn luyện để cải thiện và nâng cao kỹ năng tập trung. Đừng lãng phí thời gian nữa, hãy rèn luyện cho mình kỹ năng tập trung ngay từ bây giờ nhé.

Với những thông tin trên, Vài Điều Hay hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị. Chúng mình sẽ rất vui khi bạn có thể phản hồi cho mình biết sự hữu ích của những gì chúng mình đem lại đối với bạn đó.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Xem thêm:

TOP.1 kỹ năng kiềm chế cảm xúc – chìa khóa của sự thành công

Keywords:

kỹ năng tập trung,

khả năng tập trung,

rèn luyện và nâng cao kỹ năng tập trung

 

You may also like

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x