3 KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ GIÚP BẠN THOÁT NGHÈO

by LeViLuong
0 comment 187 views

Bạn đang băn khoăn về vấn đề tài chính của bản thân? Bạn đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề muôn thuở “Làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả”? Hay chỉ đơn giản bạn đang rất mông lung về tầm quan trọng của kỹ năng quản lý tài chính. Vậy thì chắc chắn rồi, đây sẽ là bài viết dành cho bạn. Đừng rời mắt nhé. Hãy cùng Vài Điều Hay tìm hiểu ngay thôi!

Tiền bạc, tài chính luôn là vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu. Bất kỳ ai cũng cần phải quản lý tốt “túi tiền” của mình. Chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ gì với hiện tượng “sinh viên ăn mì tôm cuối tháng”. Đó là hậu quả của việc thiếu kỹ năng quản lý tài chính của họ. Đối với những người đã có gia đình, áp lực này lại càng nặng nề hơn khi kỹ năng quản lý tài chính của bạn ảnh hưởng trực tiếp tới những người thân trong gia đình.

Có thể bạn hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng quản lý tài chính. Bạn biết rằng mình phải thực hiện tốt điều đó, nhưng bạn không làm được. Bạn đang loay hoay đi tìm câu trả lời cho vấn đề của mình, bạn cần giải pháp để rèn luyện và nâng cao kỹ năng quản lý tài chính. Vài Điều Hay sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề muôn thuở này.

1. Kỹ năng quản lý tài chính là gì?

Kỹ năng quản lý tài chính là gì

Kỹ năng quản lý tài chính là gì?

Kỹ năng quản lý tài chính là cách mà chúng ta sử dụng đồng tiền hiệu quả nhất, đem lại ích lợi cao nhất. Thông thường kỹ năng quản lý tài chính thường liên quan tới các quỹ như: tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư.

2. Tại sao kỹ năng quản lý tài chính lại quan trọng?

2.1. Cân bằng được cuộc sống

Kỹ năng quản lý tài chính sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi “Tiền của mình đã đi đâu?”. Nhờ có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân mà bạn sẽ luôn có một khoản tiền nào đó dùng vào những trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn có kỹ năng quản lý tài chính tốt, những lúc ốm đau, bệnh tật hay bất kể một lý do nào đó mà bạn không thể tạo ra nguồn thu nhập thu cho mình thì nó sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng về tài chính.

2.2. Hiểu rõ về túi tiền của mình

Hiểu rõ về túi tiền - Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý tài chính.

Bạn sẽ biết rõ thu nhập tháng này của mình là bao nhiêu, hay thu nhập trung bình hàng tháng của mình là bao nhiêu. Từ đó, bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu, tránh lãng phí tiền bạc vào những thứ không cần thiết. Lúc này, bạn sẽ biết rõ được tình hình tài chính của bản thân và tìm ra những phương pháp chi tiêu hợp lý nhất cho tháng tiếp theo.

Nếu bạn đã lâm vào tình cảnh cháy túi chỉ vì “lỡ” tiêu xài quá độ và làm thâm hụt cho các khoản chi quan trọng khác thì đây là lúc bạn cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về túi tiền của mình rồi đấy.

2.3. Tạo động lực làm việc, tìm được nhiều lĩnh vực việc làm, tăng thêm thu nhập

Một trong những lợi ích tốt nhất của quản lý tài chính là nó đánh thức mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn của bạn. Cho dù nhận một công việc mới, thay đổi nghề nghiệp hay thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ có động lực để nghĩ cách giữ cho thu nhập của mình cao hơn chi phí của mình.

Vì việc quản lý tài chính cá nhân có thể mở rộng hiểu biết về tài chính của bạn, bạn sẽ có thể phát hiện ra rằng bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn thay vì chỉ chờ đợi đến lượt nhận lương.

Lập kế hoạch tài chính có thể dạy bạn cách quản lý tiền của mình, điều này có thể có lợi khi bạn đang nghĩ đến việc mở một doanh nghiệp. Kiến thức của bạn về quản lý tài chính cá nhân có thể được áp dụng trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống, cũng như trong công việc kinh doanh của bạn.

3. Cách hình thành kỹ năng quản lý tài chính

3.1. Tổng hợp thu nhập hàng tháng

Tổng hợp thu nhập hàng tháng - cách hình thành kỹ năng quản lý tài chính.

Việc tổng hợp thu nhập hàng tháng là một trong những bước đi bắt buộc của kỹ năng quản lý tài chính. Nhờ việc tổng hợp này, bạn có thể biết được chính xác thu nhập tháng này của mình là bao nhiêu, hay nói cách khác là hiểu rõ về túi tiền của mình.

Không phải ai cũng có nguồn thu nhập cố định hàng tháng là như nhau. Có những người họ không có thu nhập cố định mà chỉ nhận lương theo số KPI. Hay có những người họ không chỉ có một công việc, họ còn có nghề tay trái vậy nên thu nhập hàng tháng cũng không thể giống nhau.

Tổng hợp thu nhập hàng tháng sẽ giúp bạn không chi tiêu quá đà, giúp bản thân không phải rơi vào tình thế chi nhiều hơn thu, hay chi hết mà không có khoản dự phòng và tiết kiệm cho tương lai.

3.2. Tổng hợp chi tiêu hàng tháng

Chỉ tổng hợp thu nhập thôi là chưa đủ. Vì khi đó bạn biết thu nhập của bản thân mình là bao nhiêu nhưng bạn sẽ không biết được mình đã làm những gì với khoản tài chính đó. Chính vậy mà bước tổng hợp chi tiêu hàng tháng là một trong những yếu tố không thể thiếu của kỹ năng quản lý tài chính.

Việc tổng hợp chi tiêu hàng tháng sẽ giúp bạn hiểu rõ khả năng tài chính và những vấn đề mình đang gặp phải, từ đó tìm ra được cách khắc phục. Ngoài ra bạn có thể so sánh những khoản chi của mình giữa các tháng để điều chỉnh hợp lý. Hay chỉ đơn giản là sẽ không gặp vấn đề chi nhiều hơn thu.

3.3. Lập kế hoạch chi tiêu

Lập kế hoạch chi tiêu - hình thành kỹ năng quản lý tài chính.

Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng sẽ giúp bạn không tiêu tiền vào những điều vô bổ. Bạn sẽ biết được mình cần gì và muốn gì. Sau đó, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản bạn muốn chi tiêu.

Nên nhớ rằng các khoản bạn cần sẽ có thứ tự ưu tiên hơn các khoản bạn muốn. Muốn chưa chắc đã cần. Nếu trong trường hợp bạn chưa giải quyết được những gì bạn cần nhưng đã giải quyết những gì bạn muốn thì nó quả là lãng phí. Những khoản bạn muốn chỉ nên chi tiêu khi bạn đã giải quyết hết những vấn đề cần.

3.4. Cân đối ngân sách

Cân đối ngân sách - hình thành kỹ năng quản lý tài chính

Tùy thuộc vào mục tiêu tài chính của bạn, quản lý tài chính cá nhân tốt có thể giúp bạn đưa ra chiến lược tốt nhất để đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là hạn chế chi tiêu và tiết kiệm nhiều tiền hơn, thì việc theo dõi các khoản chi tiêu hàng ngày là một cách để đạt được điều này.

Thông qua quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt mục tiêu tài chính của mình bằng cách thực hiện theo các bước sau:

  • Đánh giá ưu tiên của bạn: Bạn có thể tìm ra điều gì quan trọng nhất khi liệt kê mọi thứ và cân nhắc xem điều gì quan trọng hơn. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là không có nợ trong một năm, bạn phải phân bổ nhiều ngân sách hơn để trả các khoản nợ của mình thay vì đầu tư vào bất kỳ hoạt động kinh doanh hoặc mặt hàng xa xỉ nào. Bạn cũng có thể ưu tiên các mục tiêu ngắn hạn thay vì các mục tiêu dài hạn.
  • Lập bảng: Tổ chức các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn bằng cách sử dụng bảng hoặc định dạng trong đó các mục tiêu của bạn được đánh số bắt đầu từ mục tiêu có dòng thời gian ngắn nhất. Ưu tiên các mục tiêu của bạn có thể thay đổi tùy theo khoảng thời gian bạn muốn đạt được.
  • Nguyên tắc SMART: Đặt mục tiêu của bạn là Cụ thể, Có thể đo lường được, Có thể đạt được, Có Liên quan và Đúng lúc. Bằng cách này, bạn sẽ tránh đặt ra một mục tiêu không thể đạt được có thể khiến bạn khó chịu nếu không đạt được.
  • Kiểm tra Ngân sách của bạn: Khi bạn biết số tiền bạn kiếm được và chi tiêu, bạn sẽ có ý tưởng về số tiền bạn có thể đặt làm mục tiêu của mình. Hơn nữa, ngân sách của bạn sẽ giúp bạn xem liệu thu nhập của bạn có đủ để đáp ứng các mục tiêu của bạn hay không.
  • Theo dõi tiến độ của bạn: Bạn sẽ không bao giờ biết được mình đang ở gần hay đang ở xa mục tiêu nếu bạn không theo dõi tình hình tài chính của mình. Do đó, quản lý tài chính giúp kiểm tra xem bạn đang ở giai đoạn nào trong việc đạt được mục tiêu của mình.

4. Cách rèn luyện và nâng cao kỹ năng quản lý tài chính

4.1. Chi tiêu có nguyên tắc

Đừng nghĩ rằng chi tiêu là điều đơn giản và hãnh diện nói với mọi người rằng “Việc làm giỏi nhất của tôi là tiêu tiền.” Bạn có đang thực hiện đúng công việc đó không? Hãy nói điều đó khi bạn đang thực sự làm tốt.

Nguyên tắc của chi tiêu chính là thu nhiều hơn chi. Trên thực tế, những người nói ra câu nói đó thường phạm phải nguyên tắc này. Họ thường thu bằng chi, thậm chí thu ít hơn chi.

Vì vậy hãy là người chi tiêu thông minh và không phạm phải nguyên tắc “cần” này nhé. Hãy rèn luyện bản thân trở thành người có kỹ năng quản lý tài chính tốt.

4.2. Lập kế hoạch cho tương lai

Lập kế hoạch cho tương lai - kỹ năng quản lý tài chính.

Tương lai là mục tiêu dài hạn. Chắc hẳn bạn đã biết rằng nếu để thực hiện được mục tiêu dài hạn thì nên chia nhỏ chúng thành các mục tiêu ngắn hạn.

Lập kế hoạch cho tương lai cũng vậy. Bạn cần thực hiện chúng ngay bây giờ. Hãy chia nhỏ vấn đề tài chính cho tương lai theo tháng, theo năm.

Để có một kế hoạch cho tương lai hoàn hảo nhất bạn nên lập một khoản tiết kiệm, quỹ hưu trí, quỹ dự phòng hay đầu tư bảo hiểm.

Ví dụ mình đang tham gia bảo hiểm nhân thọ và đã từng gặp phải rủi ro trong cuộc sống. Nhưng may thay bảo hiểm nhân thọ như một chiếc phao cứu cánh bù đắp lại cho mình nguồn thu nhập bị mất đi. Thậm chí hàng năm mình vẫn có lãi như một khoản đầu tư.

4.3. Chia tiền thành các hũ nhỏ

Chia tiền thành các hũ nhỏ - kỹ năng quản lý tài chính.

Lập ngân sách chính là một bí quyết vô cùng hiệu quả hỗ trợ bạn quản lý tài chính cá nhân và nắm rõ các khoản chi của mình, để bạn không phải thốt lên những câu như: “Tiền đi đâu mất”, “Không biết tiêu gì mà hết?”… Bạn có khả năng ghi nhận bằng giấy, bút, máy tính hay dễ dàng hơn là các áp dụng tài chính trên điện thoại.

Theo ý kiến từ các chuyên gia tài chính, việc quá nghiêm khắc không thực sự mang lại kết quả tốt, họ đề xuất đề xuất chia tiền của bạn thành bốn loại:

  • Chi phí cố định (50-60%): chi phí dành cho những khoản cố định mỗi tháng như tiền thuê nhà, điện, nước, wifi, tiền xăng… số tiền có thể chênh lệch một chút tùy theo mỗi tháng, nhưng bạn có thể dự trù được và không được dùng phạm vào.
  • Đầu tư (10%): Khi bạn tiết kiệm được một khoản tiền, bạn nên nghĩ đến chuyện đầu tư. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên đầu tư một khoản vừa phải, khoảng 10% tiền lương mỗi tháng hoặc tiền tiết kiệm của bạn. Khoản đầu tư này có thể là chứng khoán, bất sản hay bảo hiểm.
  • Tiết kiệm (5-10%): Bao gồm tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn, có thể là tiết kiệm tiền cho các kỳ nghỉ, quà tặng hoặc các giao dịch lớn như TV hoặc xe máy mới. Bạn cũng nên lập một quỹ khẩn cấp – một khoản tiền nhỏ giữ trong thẻ ATM dùng cho các trường hợp bất ngờ.
  • Chi phí tự do (20-35%): Đây là khoản chi phí dùng cho các quyết định liên quan đến sở thích cá nhân của bạn như ăn uống, xem phim, mua sắm…. Miễn là bạn đảm bảo duy trì 3 khoản phí trên.

Bạn nên điều chỉnh tỷ lệ phần trăm dựa trên tuổi tác, mục tiêu tài chính và những gì bạn thấy quan trọng. Nếu bạn không thể tiết kiệm hoặc đầu tư 10% thu nhập sau khi chi tiêu, hãy cố gắng cắt giảm những gì có thể. Bạn cũng có thể tăng thêm tiền tiết kiệm của mình lên 20% ngân sách thay cho việc chi vào những thú vui không cần thiết.

Kết Luận

Đừng để tiền bạc, mồ hôi, công sức của bản thân bị lãng phí. Hãy bỏ túi ngay cho mình những bí kíp trên để tạm biệt “chiếc ví rỗng” nhé. Chúc bạn sẽ trở thành người có kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả và tối ưu được lợi ích từ các khoản chi tiêu của bản thân.

Với những thông tin trên, Vài Điều Hay hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị. Chúng mình sẽ rất vui khi bạn có thể phản hồi cho mình biết sự hữu ích của những gì chúng mình đem lại đối với bạn đó.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Xem thêm:

5 TUYỆT CHIÊU NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÀ BẠN CẦN BIẾT

06 KỸ NĂNG TẬP TRUNG GIÚP CUỘC SỐNG THÀNH CÔNG

TOP 1 KỸ NĂNG LÀM CHỦ BẢN THÂN – ĐÁNH BẠI KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA BẠN

Keywords:

quản lý tài chính,

kỹ năng quản lý tài chính,

kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả,

tài chính cá nhân

 

 

You may also like

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x