5 TUYỆT CHIÊU NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÀ BẠN CẦN BIẾT

by LeViLuong
0 comment 228 views

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay. Việc trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề hầu như là bắt buộc trong các công việc liên quan đến giao tiếp và ứng xử giữa người và người. Nếu bạn đang cần một kỹ năng cứng để ăn điểm trước các nhà tuyển dụng thì kỹ năng giải quyết vấn đề chính là một trong số các kỹ năng 4.0 mà bạn cần trang bị.

Vậy kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Tại sao các nhà tuyển dụng luôn đề cao kỹ năng giải quyết vấn đề. Cùng Vài Điều Hay tìm hiểu ngay nhé!

Bài viết này mình không những chia sẻ quy trình giải quyết vấn đề cũng như cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, mà mình còn giúp các bạn cách để ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng kỹ năng mềm này nữa đó. Hãy cùng khám phá những điều bổ ích ngay sau đây.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

1.1. Khái niệm

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đó là một trong những kỹ năng 4.0 thiết yếu mà nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm ở người đi ứng tuyển công việc hiện nay. Nguyên do là vì những ai có những kỹ năng này thường có xu hướng tự chủ và giúp doanh nghiệp giải quyết các rắc rối phát sinh thường xuyên.

Kỹ năng giải quyết vấn đề yêu cầu con người phải nhanh chóng xác định vấn đề cốt lõi và thực hiện một giải pháp dừng như tức thời. Giải quyết vấn đề được coi là một kỹ năng mềm (thế mạnh cá nhân) hơn là một kỹ năng cứng được học qua giáo dục hoặc đào tạo ở các trường lớp.

Bạn có thể cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của mình bằng cách làm quen với các vấn đề phổ biến trong ngành/ lĩnh vực của bạn và học hỏi từ những người có kinh nghiệm hơn.

1.2. Vai trò

Kỹ năng giải quyết vấn đề có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Cách bạn nhìn nhận một vấn đề giải quyết nó không chỉ thể hiện được tính cách của bạn, mà còn thể hiện ra được tri thức của bạn.

Trước khi ra một quyết định nào đó, bạn cần suy xét thật kỹ và tìm ra giải pháp phù hợp. Nếu không sẽ gây ra hậu họa khôn lường. Vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu nhất mà còn là kỹ năng giúp bạn giảm thiểu rủi ro nhất có thể.

Đó là lý do vì sao các nhà tuyển dụng lại coi trọng kỹ năng giải quyết vấn đề đến như vậy. Chẳng ai muốn doanh nghiệp của mình phải gánh chịu những hậu họa cả.

2. Quy trình của kỹ năng giải quyết vấn đề

Quy trình của kỹ năng giải quyết vấn đề.

Quy trình của kỹ năng giải quyết vấn đề.

Giải quyết vấn đề bắt đầu bằng việc xác định vấn đề.

Ví dụ, một giáo viên cần tìm ra cách cải thiện thành tích của học sinh trong bài kiểm tra trình độ viết. Để làm được điều đó, giáo viên sẽ xem xét các bài kiểm tra viết để tìm ra những điểm cần cải thiện. Giáo viên thấy rằng học sinh có thể xây dựng các câu đơn giản, nhưng họ đang gặp khó khăn trong việc viết đoạn văn và sắp xếp các đoạn văn đó thành một bài luận. Để giải quyết vấn đề này, giáo viên sẽ tìm ra cách giúp học sinh biết làm thế nào để viết câu ghép, cách viết đoạn văn và tạo nên một bài văn.

2.1. Tìm hiểu vấn đề

Để giải quyết một vấn đề, bạn phải tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề đó. Điều này đòi hỏi bạn phải thu thập và đánh giá dữ liệu, cô lập các trường hợp đóng góp có thể xảy ra và xác định những gì cần được giải quyết để giải quyết.

Để làm điều này, bạn sẽ sử dụng các kỹ năng như:

  • Thu thập dữ liệu
  • Phân tích dữ liệu
  • Tìm hiểu sự thật
  • Phân tích nguyên nhân

2.2. Tìm ra các giải pháp

Tìm ra các giải pháp - Bước 2 của kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tìm ra các giải pháp – Bước 2 của kỹ năng giải quyết vấn đề.

Khi bạn đã xác định được nguyên nhân, hãy nghĩ ra các giải pháp khả thi. Đôi khi điều này liên quan đến làm việc theo nhóm vì hai (hoặc nhiều) bộ óc thường tốt hơn một bộ óc.

Một chiến lược đơn lẻ hiếm khi là con đường rõ ràng để giải quyết một vấn đề phức tạp. Nghĩ ra một loạt các lựa chọn thay thế giúp bạn che phủ các lỗ hổng của mình và giảm nguy cơ bị lộ nếu chiến lược đầu tiên bạn thực hiện không thành công.

Điều này liên quan đến các kỹ năng như:

  • Động não
  • Suy nghĩ sáng tạo
  • Sự dự đoán
  • Dự báo
  • Thiết kế dự án
  • Lập kế hoạch dự án

2.3. Đánh giá các giải pháp

Tùy thuộc vào bản chất của vấn đề và cách làm việc của nhà lãnh đạo, việc đánh giá các giải pháp tốt nhất có thể được thực hiện bởi các nhóm được chỉ định, trưởng nhóm hoặc chuyển tiếp cho những người ra quyết định của công ty.

Bất kỳ ai đưa ra quyết định phải đánh giá chi phí tiềm năng, các nguồn lực cần thiết và các rào cản có thể có để thực hiện thành công giải pháp.

Điều này đòi hỏi một số kỹ năng, bao gồm:

  • Phân tích
  • Thảo luận
  • Làm việc nhóm
  • Phát triển thử nghiệm

Xem thêm: Top 5 kỹ năng làm việc nhóm x10 hiệu suất

2.4. Lựa chọn và thực hiện một giải pháp

Lựa chọn và thực hiện giải pháp - Bước 4 của kỹ năng giải quyết vấn đề

Lựa chọn và thực hiện giải pháp – Bước 4 của kỹ năng giải quyết vấn đề.

Sau khi trải qua quá trình tìm hiểu, phân tích và quyết định, bạn phải lựa chọn ra được giải pháp. Giải pháp đó phải được triển khai cùng với các điểm chuẩn có thể xác định nhanh chóng và chính xác xem nó có hoạt động hay không.

Việc thực hiện kế hoạch cũng liên quan đến việc cho nhân viên biết về những thay đổi trong quy trình vận hành tiêu chuẩn.

Điều này đòi hỏi các kỹ năng như:

  • Quản lý dự án
  • Thực hiện dự án
  • Sự hợp tác
  • Quản lý thời gian

2.5. Đánh giá hiệu quả của giải pháp

Khi một giải pháp được triển khai, những người phụ trách giải quyết vấn đề cần luôn theo dõi và đánh giá để biết quá trình tác động của giải pháp.

Bằng cách này, bạn sẽ biết giải pháp mà mình lựa chọn có tối ưu không. Hay những điều chỉnh cần có vì những vấn đề phát sinh.

Điều này yêu cầu:

  • Giao tiếp
  • Phân tích dữ liệu
  • Khảo sát
  • Phản hồi của khách hàng
  • Theo dõi
  • Xử lý sự cố

3. Cách rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

3.1. Tìm hiểu kỹ về lĩnh vực mình đang hoạt động

Tìm hiểu lĩnh vực - Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tìm hiểu lĩnh vực – Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.

Đây là yếu tố then chốt vì chỉ khi bạn hiểu được lĩnh vực đó thì bạn mới có thể tiếp cận được vấn đề gặp phải. Hành động này giúp bạn có thể tìm ra nguyên nhân, phân tích và đưa ra được giải pháp tối ưu nhất.

“Diệt cỏ phải diệt tận gốc”. Chỉ khi bạn hiểu rõ về nó thì bạn mới có thể “diệt” được những vấn đề còn tồn tại. Đây là cách giúp giảm thiểu rủi ro khi giải quyết vấn đề.

3.2. Không trốn tránh vấn đề

Đừng e ngại khi rắc rối tìm tới bạn. Việc bạn giải quyết vấn đề sẽ nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Bằng cách này bạn sẽ có nhiều hơn những kinh nghiệm khi được đặt mình vào các tình huống khác nhau.

Nếu trốn tránh thì cả đời bạn sẽ chỉ sống trong nỗi sợ và không gặt hái được bất cứ thành quả gì. Nếu đương đầu với nó, dần bạn sẽ thấy những vấn đề tìm tới mình chỉ là chuyện nhỏ mà thôi.

3.3. Luôn quan sát, học hỏi

Việc quan sát, học hỏi sẽ giúp kỹ năng giải quyết vấn đềcủa bạn phong phú lên rất nhiều. Khi bạn để tâm tới cách người khác giải quyết một vấn đề nào đó, bạn sẽ bỏ túi được những kiến thức mới cho mình.

Điều này giúp bạn tránh sự bỡ ngỡ nếu như mình gặp phải vấn đề tương tự. Hoặc tìm ra được những lỗ hổng để tránh mắc phải sai lầm ấy.

Ngoài việc quan sát, học hỏi từ thực tế thì đọc sách cũng là lựa chọn thông minh. Càng biết được nhiều tình huống và cách giải quyết thì kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn sẽ ngày càng phong phú. Càng tiếp cận được nhiều tình huống càng tốt.

3.4. Sơ đồ Mindmap

Mindmap - Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.

Mindmap – Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.

Ba cách trên là ba cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề hằng ngày. Nhưng đừng làm việc máy móc, hãy làm việc thông minh. Vì vậy, hai cách sau đây sẽ là cách giúp bạn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.

Mindmap (bản đồ tư duy) là phương pháp sử dụng hình ảnh và màu sắc giúp người tiếp cận vấn đề dễ nhớ, dễ hiểu. Phương pháp này còn kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của chúng ta góp phần nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.

Để vẽ một bản đồ tư duy, trước hết bạn cần xác định từ khóa chính của vấn đề cần được giải quyết là gì và đặt nó ở vị trí trung tâm trang giấy. Để phát huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo nhằm đưa ra những sáng kiến đột phá, bạn có thể vẽ bản đồ tư duy sử dụng đa dạng về màu sắc và hình ảnh nhằm phác họa các nhánh phụ từ trung tâm biểu diễn cho các khía cạnh khác nhau của vấn đề đó.

Với mỗi nhánh bản đồ tư duy, bạn hãy lưu ý sử dụng từ khóa, vừa tóm tắt vấn đề một cách nhanh gọn lại vừa dễ dàng trong việc quan sát và đánh giá.

3.5. Kỹ thuật Brainstorming

Brainstorming - Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.

Brainstorming – Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.

Như đã giới thiệu ở trên, ngoài cách sử dụng Mindmap thì kỹ thuật Brainstrorming cũng giúp nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.

Nếu như việc giải quyết vấn đề theo các phương pháp truyền thống không đem lại hiệu ứng đặc biệt như mong đợi thì bạn có thể suy nghĩ tới kỹ thuật Brainstorming nhằm mang tới những đột phá mới mẻ và đầy sáng tạo.

Đây là phương pháp tạo một môi trường hoàn toàn tự do và không tuân thủ theo bất cứ nguyên tắc hay quy trình nào, trong đó không có bất cứ ý kiến hay ý tưởng nào bị phủ nhận, ngay cả những đóng góp kỳ quặc và điên rồ nhất cũng rất được hoan nghênh.

Nhờ sự phong phú của các ý tưởng mà bạn sẽ thu về một danh sách đầy những giải pháp sáng tạo và rất có thể một trong số chúng sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trên cả mong đợi cho vấn đề tưởng như đã bế tắc.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong tìm kiếm việc làm

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong tìm kiếm việc làm.

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong tìm kiếm việc làm.

Vì đây là một kỹ năng quan trọng đối với hầu hết các nhà tuyển dụng, hãy đặt chúng ở vị trí trung tâm trong sơ yếu lý lịch, thư xin việc và trong các cuộc phỏng vấn.

Nếu bạn không chắc nên bao gồm những gì, hãy xem xét các hoạt động trước đây của bản thân. Dù là trong môi trường học tập, công việc hay tình nguyện để biết ví dụ về những vấn đề bạn đã gặp và cách bạn đã giải quyết chúng.

Đánh dấu các ví dụ có liên quan trong thư xin việc của bạn và sử dụng các gạch đầu dòng trong sơ yếu lý lịch của bạn để chỉ ra cách bạn đã giải quyết một vấn đề.

Trong các cuộc phỏng vấn, hãy sẵn sàng mô tả các tình huống bạn gặp phải trong các hoạt động trước đây, các quy trình bạn đã tuân theo để giải quyết vấn đề, các kỹ năng bạn áp dụng và kết quả của bạn. Các nhà tuyển dụng rất mong muốn được nghe tường thuật mạch lạc về những cách bạn đã sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề.

Người phỏng vấn có thể đặt ra những vấn đề giả định để bạn giải quyết. Dựa trên câu trả lời của bạn trong năm bước và đề cập đến các vấn đề tương tự mà bạn đã giải quyết, nếu có thể. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn trả lời tốt các câu hỏi liên quan tới kỹ năng giải quyết vấn đề mà các nhà tuyển dụng đưa ra:

  • Phân tích các yếu tố gây ra vấn đề.
  • Suy nghĩ về các giải pháp khả thi.
  • Đánh giá chi phí và khả năng tồn tại tiềm năng của các giải pháp này.
  • Thực hiện một giải pháp.
  • Đánh giá hiệu quả của giải pháp.

KẾT LUẬN

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã nhận ra được rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng kiềm giải quyết vấn đề và rèn luyện cũng như nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề. Mình mong rằng bài viết sẽ giúp bạn biến mọi vấn đề chỉ còn là chuyện nhỏ và ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.

Với những thông tin trên, Vài Điều Hay hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị. Chúng mình sẽ rất vui khi bạn có thể phản hồi cho mình biết sự hữu ích của những thông tin trên đối với bạn đó.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Xem thêm: Top 9 kỹ năng thuyết phục “chinh phục” bất kỳ ai

Keywords:

kỹ năng giải quyết vấn đề,

giải quyết vấn đề,

rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề,

cách giải quyết vấn đề

 

 

You may also like

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x