TOP 7 KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI NẮM THẾ CHỦ ĐỘNG MỌI CUỘC GIAO TIẾP

by Huyen Hoang
0 comment 535 views

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Đâu là những mẹo đặt câu hỏi hiệu quả nhất giúp bạn nắm thế chủ động trong mọi cuộc giao tiếp? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những kỹ năng đặt câu hữu hiệu nhất!

Bạn gặp những người bạn mới và không biết đặt câu hỏi như thế nào để hiểu hơn về họ? Bạn đang trong một cuộc trò chuyện và không biết đặt câu hỏi sao cho lịch sự mà vẫn thú vị? Bạn đang trong một cuộc hẹn nhưng cả hai đều im lặng vì không biết tiếp tục câu chuyện như thế nào?

Một trong những nỗi sợ lớn nhất của chúng ta khi tham dự sự kiện hay đi ăn cùng bạn bè, đồng nghiệp, đối tác,… chính là làm người khác phát chán khi nói chuyện. Biết cách đặt câu hỏi luôn là một điểm cộng giúp bạn làm chủ mọi cuộc giao tiếp.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đặt câu hỏi sao cho hiệu quả thì đừng lo lắng, dưới đây chính là bộ kỹ năng đặt câu hỏi giúp bạn trở thành một con người thú vị và thu hút trong giao tiếp hiệu quả nhất!

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi được hiểu là cách bạn mở đầu, dẫn dắt, phát triển một cuộc đối thoại, phỏng vấn, trò chuyện hàng ngày bằng những câu hỏi, nhằm khai thác thông tin từ người được hỏi, đồng thời giúp kéo dài và đảm bảo mạch lạc, kết nối cho cuộc trò chuyện.

Đặt câu hỏi đúng trọng tâm và hiệu quả là một kỹ năng trong bộ kỹ năng nghệ thuật giao tiếp. Hỏi và đáp giúp trao đổi thông tin và nối dài cuộc nói chuyện. Biết cách đặt câu hỏi đúng trọng tâm, bạn sẽ nhận lại được nhưng câu trả lời cần thiết và rút ngắn thời gian.

Vai trò của kỹ năng đặt câu hỏi

Kỹ năng đặt câu hỏi là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong giao tiếp. Ngày nay, với tính chất của công việc khiến chúng ta phải liên tục giao tiếp mỗi ngày, biết cách đặt câu hỏi đúng trọng tâm và thú vị sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc, dự án của bạn.

Kỹ năng đặt câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp

Kỹ năng đặt câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp

Đặt câu hỏi thông minh sẽ giúp bạn nhận được thông tin bổ ích, người được hỏi cũng sẽ đánh giá cao khả năng và đầu óc của bạn, đặc biệt nếu người được hỏi là những người quan trọng, có vai vế và có ảnh hưởng đối với công việc của bạn. Đơn giản như trong một lớp học, một học sinh luôn đưa ra được những câu hỏi thú vị sẽ luôn nhận được sự chú ý của thầy cô.

kỹ năng đặt câu hỏi tốt, bạn sẽ tiết kiệm thời gian cho mọi công việc. Bạn dễ dàng đạt được mục đích của mình, lấy được thông tin từ đối phương mà không cần phải vòng vo. Bạn cũng sẽ tạo dựng được những mối quan hệ chất lượng thông qua những cuộc trò chuyện thú vị, bằng cách đặt ra những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt đầy nhịp nhàng

Top 7 kỹ năng đặt câu hỏi nắm thế chủ động mọi cuộc giao tiếp

1. Hiểu rõ mục đích cuộc trò chuyện

Để áp dụng những kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả, trước hết bạn cần hiểu rõ mục đích của cuộc trò chuyện. Mục đích, mục tiêu của cuộc trò chuyện phải được xác định rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn quyết định được chủ đề của những câu hỏi bạn sẽ đưa ra.

Nếu bạn đang muốn làm quen với một người mới và muốn biết tình hình cuộc sống hiện tại của họ, bạn có thể dùng dạng câu hỏi “dạo này bạn đang hứng thú với điều gì?” câu hỏi này sẽ giúp đối phương gợi ra nhiều suy nghĩ và điều hướng cho câu chuyện của bạn, dẫn đến thêm nhiều khả năng cho cuộc nói chuyện hơn nữa.

Tương tự với mỗi bối cảnh nói chuyện khác nhau, hãy xác định rõ mục đích hỏi và đặt câu hỏi phù hợp để câu chuyện được mạch lạc và không đi vào ngõ cụt.

2. Lựa chọn nội dung câu hỏi

Lọc nội dung là một kỹ năng đặt câu hỏi cần thiết. Rõ ràng khi bắt đầu và duy trì một cuộc trò chuyện, bạn sẽ luôn có nhiều thứ tò mò về người đối diện muốn khai thác. Tuy nhiên, không phải chi tiết nào bạn cũng có thể đưa vào câu hỏi. Bạn cần lọc và lựa chọn nội dung cần thiết để có thể khai thác lượng lớn thông tin mà không phải hỏi đối phương quá nhiều.

Hãy lựa chọn nội dung câu hỏi phù hợp

Hãy lựa chọn nội dung câu hỏi phù hợp

Ví dụ, bạn gặp một đầu bếp với mục đích muốn biết thêm về sự nghiệp làm bếp của anh ấy. Có những nội dung không thực sự cần thiết và liên quan tới câu chuyện như anh ta sinh ra ở đâu, gia đình có mấy người, học vấn ra sao,.. Bạn có thể lược bỏ những câu hỏi không liên quan tới chủ để.

Nếu muốn hỏi về tiểu sử của anh ấy lúc mở đầu, bạn có thể hỏi ngắn gọn “Anh đã bắt đầu với nghề đầu bếp như thế nào?”, hay “động lực của anh khi quyết định theo nghề đầu bếp là gì?”. Một câu hỏi sâu và liên quan đến lĩnh vực của người được hỏi sẽ giúp người được hỏi được hỏi mở lòng và chia sẻ nhiều hơn về câu chuyện của họ.

Đừng hỏi lan man bằng những câu hỏi không có trọng tâm. Điều này có thể khiến đối phương cảm thấy mơ hồ và cuộc trò chuyện bị lệch hướng.

3. Ưu tiên câu hỏi mở

Mục đích quan trọng nhất khi sử dụng các kỹ năng đặt câu hỏi chính là làm sao để chúng ta khai thác được thông tin nhiều nhất từ đối phương. Do đó, bạn nên ưu tiên câu hỏi mở thay vì hỏi những câu hỏi đóng.

Ưu tiên câu hỏi mở là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi

Ưu tiên câu hỏi mở là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi

Thế nào là câu hỏi mở?

Có một phóng viên phỏng vấn một nhân vật quan trọng tới thăm Việt Nam. Trong bài phỏng vấn, anh ta đã hỏi nhân vật rằng “Ông có thấy Việt Nam đẹp không?”. Ông ta trả lời là “Có, tôi thấy Việt Nam rất đẹp”. Và hết. Ông ta không nói gì sau đó,còn người phỏng vấn thì khựng lại vài giây vì vẫn đợi đối phương trả lời thêm.

Đó là ví dụ về một trường hợp sử dụng câu hỏi đóng dẫn đến cuộc trò chuyện trở nên ngượng ngùng, hay chúng ta vẫn thường nói vui là sượng trân. Rõ ràng với câu hỏi “Ông có thấy Việt Nam đẹp không”, người phóng viên đã đặt đối phương vào hai trường hợp trả lời “có”, hoặc “không”, và không yêu cầu họ phải giải thích. Do vậy, thông tin nhận được qua câu hỏi này bị giới hạn và không thỏa mãn được mục đích trò chuyện.

Do đó, thay vì hỏi câu hỏi đóng, hỏi ngắn dạng YES/NO, hãy tập trung vào câu hỏi mở, và tập trung vào yếu tố WHY? (Tại sao?). Hãy đặt một câu hỏi hoàn chỉnh yêu cầu người được hỏi phải đưa ra một câu trả lời đầy đủ.

Quay trở lại trường hợp của người phỏng vấn ở trên, anh ta có thể chuyển câu hỏi đó thành “Ông cảm thấy thế nào về đất nước, con người Việt Nam”, hay “Tại sao ông quyết định đặt chân tới Việt Nam”. Với dạng câu hỏi mở, khách mời sẽ tự động chia sẻ nhiều hơn suy nghĩ của họ.

4. Tránh những câu hỏi sâu về vấn đề riêng tư.

Dù bạn quyết định sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi nào, nếu chỉ dừng ở mức độ quen biết, hãy tránh các câu hỏi quá riêng tư như tình cảm, vấn đề kinh doanh, tài chính… trong lúc trò chuyện.

Tránh đặt câu hỏi riêng tư

Tránh hỏi sâu về những vấn đề riêng tư

Hãy nhớ rằng khi bạn tiếp cận người khác để trò chuyện, bạn trước hết cần thể hiện sự tôn trọng và quan tâm chân thành về người đó. Điều đó sẽ giúp cuộc trò chuyện của bạn có thể diễn ra thoải mái và suôn sẻ.

Hỏi về những vấn đề quá riêng tư hay thầm kín sẽ khiến đối phương cảm thấy khó xử, vô tình khiến họ có ấn tượng xấu về bạn.

Hãy đợi tới thời điểm mối quan hệ đã trở nên thân thiết hơn, khi cả hai bên trở nên “hợp cạ” và thấu hiểu lẫn nhau, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì lúc này các chủ đề về tình yêu, tài chính, kinh doanh, mua bán hoặc trở thành đối tác của nhau sẽ diễn ra rất dễ dàng và liền mạch.

5. Đặt câu hỏi tu từ

Chắc hẳn bạn đã quen với câu hỏi tu từ trong chương trình Ngữ văn phổ thông. Câu hỏi tu từ là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi vô cùng thông minh và tạo được hiệu ứng tốt.

Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi, nhằm nhấn mạnh, tập trung vào nội dung người dùng muốn gửi gắm.

Câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm hướng sự chú ý của người nghe, người đọc để nhằm đạt được một mục đích cụ thể nào đó. Bởi vây, về hình thức, câu hỏi tu từ thực chất là một câu phủ định có cảm xúc hay ní cánh khác vẫn là một câu mang ý khẳng định.

Ứng dụng kỹ năng đặt câu hỏi tu từ trong giao tiếp sẽ giúp bạn thu hút người nghe, khiến người nghe dễ dàng đồng thuận, đồng cảm và tham gia tích cực hơn vào cuộc trò chuyện.

Ví dụ, bạn có thể dùng câu hỏi tu từ để tạo thiện cảm với người đối diện như “Đã ai bảo bạn rằng tóc bạn rất đẹp chưa?” “làm thế nào mà cậu biết được cái này hay thế?”,… Có thể thấy, những câu hỏi này đã ngầm thể hiện thái độ khen người đối diện ngay trong câu hỏi và góp phần mang lại không khí vui vẻ hơn cho cuộc trò chuyện.

6. Hỏi về chủ đề đối phương quan tâm

Kỹ năng đặt câu hỏi - Hỏi về chủ đề đối phương quan tâm

Kỹ năng đặt câu hỏi – Hỏi về chủ đề đối phương quan tâm

Tác giả Dale Carnegie trong cuốn sách nổi tiếng “Đắc nhân tâm” đã giới thiệu một nguyên tắc rất ngắn gọn để dễ dàng thu hút sự quan tâm của người khác trong 1 cuộc nói chuyện: “Hãy nói về điều mà họ quan tâm”.

Dù câu hỏi mà bạn đặt hay đến mức nào, bạn dẫn dắt giỏi ra sao nhưng nếu người đối diện hoàn toàn không có chút hứng thú hay kiến thức gì về vấn đề mà bạn nói thì mọi kỹ năng đặt câu hỏi mà bạn áp dụng đều là vô tác dụng.

Trước khi tham gia một cuộc trò chuyện, nhất là những cuộc trò chuyện đã được hẹn sẵn như một buổi hẹn hò, phỏng vấn, tọa đàm,.. hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu kỹ đối phương, biết được một số sở thích cũng như tính cách cá nhân của họ. Hiểu về người đối diện sẽ giúp bạn điều phối được nội dung theo hướng mà cả hai cùng quan tâm, tạo nên sự gắn kết và hứng thú cho câu chuyện.

Hãy tưởng tượng bạn đi hẹn hò buổi đầu tiên nhưng đối phương luôn hỏi bạn về thu nhập, hay thậm chí là… khủng hoảng nhân đạo? Cuộc hẹn này sẽ là một thảm họa. Do vậy, hãy nghiên cứu kỹ đối phương trước khi đặt ra những câu hỏi.

7. Một số kỹ năng bổ trợ

Trong cuộc trò chuyện, bạn không nên hỏi dồn dập hay cắt lời đối phương mà nên tập trung vào việc chăm chú lắng nghe người đối diện, nhờ vậy bạn mới có thể hiểu đúng tâm lý của đối phương và tiếp tục đào sâu vào câu chuyện. Hãy học cách lắng nghe và đồng cảm, chia sẻ cùng đối phương.

Đồng thời, dừng đánh giá thấp những khoảng lặng, bởi đó có thể là một trong những cách đặt câu hỏi hiệu quả nhất trong giao tiếp. Những khoảng lặng sẽ khiến người đối diện cần phải suy nghĩ thêm, từ đó có thể tiết lộ thêm những thông tin mới mẻ để lấp đầy khoảng lặng ấy.

Bên cạnh đó, hãy quan tâm hơn đến cử chỉ cơ thể khi đặt câu hỏi. Nếu muốn tạo sự đồng cảm với đối phương, hãy vừa hỏi vừa gật đầu nhẹ. Tùy thuộc vào “mood” của câu chuyện, hãy bày tỏ cảm xúc một cách chân thành. Bạn cũng có thể biểu lộ cảm xúc qua những câu nói biểu cảm như “thật hả?”, “ôi trời”,.. nhằm mang lại nhiều tương tác cũng như cảm xúc của câu chuyện.

Trong trường hợp đặc biệt nếu đối phương không trả lời vào trọng tâm câu hỏi, hãy dẫn dắt và đưa họ trở lại nội dung chính, hoặc hỏi tiếp và tìm cơ hội thích hợp để đặt lại câu hỏi cũ mà họ chưa trả lời.

Xem thêm: “Top 5 kỹ năng công sở giúp bạn ghi điểm với cấp trên”

KẾT LUẬN

Vậy là bạn đã có trong tay những kỹ năng đặt câu hỏi thông minh giúp làm chủ cuộc giao tiếp rồi đó!

Kỹ năng đặt câu hỏi vai trò quan trọng không kém những kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng công sở, kỹ năng văn phòng, đàm phán,… Nếu không có kỹ năng đặt câu hỏi tốt, mọi cuộc giao tiếp của bạn sẽ trở nên nhạt nhòa và nhàm chán, ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và cuộc sống hàng ngày.

Hy vọng với những kỹ năng đặt câu hỏi trên đây, mọi cuộc trò chuyện của bạn sẽ trở nên thú vị hơn và mạch lạc hơn. Hãy không ngừng áp dụng những kỹ năng đặt câu hỏi này để nâng cao mọi cuộc giao, một loại kỹ năng vô cùng quan trọng trong thế giới phẳng hiện nay.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Keywords
Kỹ năng đặt câu hỏi,
kỹ năng đặt câu hỏi là gì,
kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp

You may also like

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x