9 Kỹ Năng Phát Triển Bản Thân Cần Thiết Cho Sinh Viên

by Thanh Ngan
0 comment 1,5K views

Những năm tháng sinh viên là quãng thời gian tốt nhất để chúng ta rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân. Tiếp xúc với một thế giới hội nhập và biến thiên không ngừng, giới trẻ sẽ không thể tồn tại nếu không biết cách nâng cao giá trị của bản thân. Để có thể tiến lên nhanh và bền vững, mỗi sinh viên cần phải tự trang bị cho mình các kỹ năng phát triển bản thân cần thiết, áp dụng vào trong học tập và đời sống, chuẩn bị cho việc đi làm sau này.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích những kỹ năng phát triển bản thân cần thiết cho giới trẻ. Với những kỹ năng mềm cần thiết này, hy vọng chúng ta sẽ tự tin “cầm súng” đi chinh chiến ở bất cứ đâu.

Kỹ năng phát triển bản thân là gì?

kỹ năng phát triển bản thân

Kỹ năng phát triển bản thân là gì?

Kỹ năng phát triển bản thân là tổng hợp những hoạt động, thói quen nhằm hướng đến phát hiện tiềm năng, phát triển khả năng, nâng cao chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống.

Nếu ai có xuất phát điểm thấp giống mình ắt sẽ hiểu tầm quan trọng của việc phát triển bản thân. Khi sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, bản thân không được đầu tư quá nhiều cho việc học, càng không có ai định hướng, mình khao khát được hiểu biết, khao khát muốn biết “mình là ai?”, “mình có thể làm được gì?”, “mình có thể đi được đến đâu?”. Nhờ những kỹ năng phát triển bản thân đọc trong sách, được thầy cô định hướng và tự ngộ ra trong quá trình sống, mình đã:

  • Biết được mình là một đứa hướng nội, thích yên tĩnh và làm việc hiệu quả trong không gian yên tĩnh
  • Biết được mình là một đứa không giỏi ăn nói nhưng lại có chút khiếu viết lách và rất giỏi lắng nghe
  • Biết được mình phải không ngừng học hỏi trong cái lĩnh vực mà mình đang theo đuổi
  • Biết cách yêu bản thân và yêu thương người khác
  • Tiếp cận được những điều mình mơ ước

Để leo núi, bạn cần một đôi giày. Nhưng một đôi giày là không đủ để hỗ trợ bạn leo lên đỉnh nhanh, an toàn và đi trong thời gian dài, bạn cần chẩn bị nhiều hơn thế. Ba lô, bình nước, dây leo núi, gậy leo núi, ống nhòm, la bàn, bản đồ,… tất cả giống như những kỹ năng phát triển bản thân bạn cần trang bị để đạt được mục tiêu.

Những kỹ năng này sẽ giúp bạn sớm khám phá ra khả năng tiềm ẩn trong mình, phát triển nó, biết mơ ước và chinh phục giấc mơ. Chúng cũng chính là những kỹ năng mềm cần thiết mà mỗi sinh viên và người trẻ cần trang bị.

9 Kỹ năng phát triển bản thân cần thiết cho sinh viên

1. Kỹ năng tự học

Kỹ năng tự học là kỹ năng cần thiết nhất đối với sinh viên. Đã qua rồi cái thời mà thầy cô giáo phải nhắc nhở học bài và kiểm tra bài cũ. Khi đã là sinh viên, tự học mới là “vũ khí” tối thượng. Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta phải học trong chính cuộc sống thường ngày, từ những trải nghiệm và quý giá nhất là từ những vấp ngã.

Đối với mình, cách tự học nhanh nhất là đi làm thêm. Thay vì tự ngồi nhà và nghiên cứu sách vở, mình chọn tự đặt mình vào môi trường mà ở đó mình vừa được học, vừa được thực hành. Đồng thời ở đó, mình cũng tìm kiếm được những người mentor dẫn dắt bản thân. Khi đi làm thêm, mình cũng học được thêm rất nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, quản lý thời gian (để không đi làm muộn),…

Để có thể rèn luyện kỹ năng tự học, theo mình, chúng ta nên bắt đầu từ việc học một đứa trẻ – luôn tò mò và ham khám phá. Hãy tìm hiểu tận cùng cái mà bạn thắc mắc, kết quả là bạn sẽ thấy tầm hiểu biết của bạn được nâng lên rất nhiều.

2. Kỹ năng quản lý thời gian

Bạn sẽ chưa thấy tầm quan trọng của việc quản lý thời gian cho đến khi có quá nhiều công việc ập đến một lúc. Một ngày chỉ có 24h, nhưng công việc thì công chất, chằng chịt. Nếu không biết cách quản lý, chúng ta sẽ rất dễ rơi vào trạng thái stress.

Kỹ năng quản lý thời gian thực chất là việc bạn sắp xếp thời gian biểu hàng ngày. Việc nào làm trước, việc nào làm sau, việc nào quan trọng và nên dành nhiều thời gian – việc nào ít quan trọng và cần dành ít thời gian hơn., tất cả đều cần cân nhắc và lên sẵn trong kế hoạch.

Có một thời gian, mình bị mất cân bằng giữa việc học và làm thêm. Cuối kỳ, bài vở thì nhiều mà công việc thì cũng deadline liên miên. Cảm giác như có một chiếc container chờ đầy đất đá đổ ập xuống đầu, ngộp thở không thể ngóc đầu lên nổi. Cuối cùng, đành phải lấy giấy bút ra vẽ vẽ, gạch gạch. Tất cả những việc cần làm, mình list ra thành một danh sách. Cái nào quan trọng hơn thì cho lên trên, kém quan trọng hơn thì lùi xuống dưới. Rồi gán thời gian cho nó, sao cho tổng thời gian không quá 24h nhé.

Xong rồi thì, let’s go, bắt tay thực hiện thôi! Để có thể rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, điều bạn cần cắt giảm tối đa sự trì hoãn và tăng tối đa khả năng tập trung. Trì hoãn chính là một cách giết thời gian. Còn tập trung chính là cách tận dụng thời gian tốt nhất. Bởi vậy, nếu đã quyết định việc gì, đừng trì hoãn, hãy làm nó sớm nhất có thể. Và một khi đã làm, hãy tập trung 100% công lực vào nó, đừng để những việc xung quanh làm ảnh hưởng.

Không biết các bạn có giống mình không, nếu đang làm việc tập trung mà người bên cạnh đang nói chuyện, mình sẽ bỏ luôn việc, bị cuốn vào câu chuyện mà người ấy nói. Bởi vậy, khi làm việc tập trung, mình thường đeo tai nghe, bật nhạc thật lớn (có thể là nhạc không lời), hoặc làm vào buổi đêm. Khi ấy, mình sống hoàn toàn với việc đó, tâm trí không còn chạy lăng xăng nữa.

3. Kỹ năng làm việc nhóm

 

kỹ năng phát triển bản thân

Kỹ năng làm việc nhóm

Mình là một đứa hướng nội. Trước đây, mình thường chỉ thích ở một mình, suy nghĩ một mình, học và làm việc một mình. Khi làm việc với nhiều người, mình cảm thấy tự ti, xấu hổ, khó tập trung. Và quan trọng nhất, mình không dám nói lên tiếng nói cá nhân. Tuy nhiên, càng sống và làm việc nhiều, mình càng nhận ra mình không thể sống một mình mãi được. Nếu cứ sống một minhg mãi, mình sẽ không cần cố gắng quá nhiều.

Nhưng bản thân mình cũng sẽ dậm chân tại chỗ. Bởi vậy, mình đã tìm và trang bị cho mình những kỹ năng làm việc nhóm. Thực chất, kỹ năng làm việc nhóm là cách bạn hoạt động trọng một nhóm người để cùng hướng đến một mục tiêu nào đó.

Cụ thể, kỹ năng làm việc nhóm bao gồm những kỹ năng nhỏ:

  • Đóng góp ý kiến
  • Giúp đỡ các thành viên khác
  • Hỗ trợ các thành viên cùng thực hiện công việc

4. Kỹ năng giao tiếp

Nếu chúng ta sống một mình, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều vì chẳng quá cần thiết phải có mặt kỹ năng giao tiếp. Thế nhưng, chẳng may (hoặc may thay) chúng ta lại sống giữa rất nhiều người, trong rất nhiều mối quan hệ, việc giao tiếp là không thể tránh khỏi. Nếu có kỹ năng giao tiếp tốt, rất nhiều cơ hội sẽ mở ra, hiệu quả làm việc trong đội nhóm cũng tốt hơn. Để có thể giao tiếp tốt, trước hết chúng ta phải biết cách lắng nghe.

Chỉ khi tập trung vào câu chuyện của người đối diện, chúng ta mới có thể bày tỏ cảm xúc một cách chân thành. Đồng thời, có những câu hỏi khơi gợi câu chuyện để cuộc giao tiếp sâu hơn, Có thể nói, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng phát triển bản thân không thể thiếu trong thời đại ngày nay.

Mình đã từng rất tự ti về khả năng giao tiếp của bản thân bởi mình là một người hướng nội. Việc biến suy nghĩ thành lời nói đối với mình như một cực hình. Đôi khi, đứng trước người đối diện, mình còn không nghĩ ra điều gì để nói. Nhưng từ khi biết lắng nghe, cụ thể là từ khi biết…yêu, việc bắt sóng với người đối diện của mình tốt hơn, những cuộc nói chuyện có khi dài cả tiếng đồng hồ là chuyện bình thường.

Việc cải thiện kỹ năng giao tiếp trước hết bắt nguồn từ cải thiện tư duy. Bạn chỉ có thể nói ra khi trong đầu bạn có ý đó hoặc suy nghĩ đó. Vậy nên, hãy học cách sắp xếp suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, tìm hiểu và chuẩn bị trước về vấn đề mình định nói. Khi đó, bạn sẽ có nhiều nội dung hơn để nói trong cuộc giao tiếp của mình.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Càng lớn, bạn càng phải đối diện với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chưa kể, nếu bạn muốn thăng tiến ở vị trí cao trong công việc, giải quyết vấn đề lại càng là kỹ năng phát triển bản thân không thể thiếu. Một ngày, sẽ có hàng tá vấn đề phát sinh, hàng chục dự án cần duyệt, đề nghị cần xét. Vậy khi đó, bạn sẽ phải làm sao để có thể vượt qua?

Để có thể bước qua vấn đề một cách nhẹ nhàng, bạn có thể vận dụng nguyên tắc KOALA:

  • K – Knowledge: Hiểu biết
  • O – Objectives: Mục tiêu
  • A – Alternatives: Phương án
  • L – Look Ahead: Đánh giá và lựa chọn
  • A – Action: Hành động

Mình lấy ví dụ, bạn đang đi làm thì xe của bạn bị hỏng. Trước hết, bạn cần có hiểu biết về chiếc xe của mình, về các vấn đề hay gặp phải để xác định tại sao nó không thể hoạt động được nữa. Đồng thời, lục lại trong tầm hiểu biết của mình xem gần đây có quán sửa xe nào hoặc cây xăng nào hay không. Bước tiếp theo – xác định mục tiêu của bạn thôi nào. Mục tiêu bây giờ là sửa xe đúng không. Dựa trên những nguyên nhân mà bạn có thể xác định được, bạn có thể đề ra những phương án sau đây:

  • Xe hết xăng -> tìm cây xăng gần nhất hoặc chỗ bán xăng lẻ/ gửi xe và bắt taxi
  • Xe bị xịt lốp -> tìm chỗ bơm xe
  • Xe gặp vấn đề khó xác định, bạn chưa gặp phải bao giờ -> tìm cửa hàng sữa xe chuyên nghiệp.

Giờ thì, cùng đánh giá các phương án của mình nhé. Bạn đã xác định được xe hết xăng nhưng cây xăng quá xa, gần đó cũng không có bất kỳ cửa hàng bán xăng lẻ nào. Vậy, giờ chỉ còn cách gửi xe ở nơi nào gần đó và bắt taxi thôi. Vậy là ra hành động rồi đúng không nào.

6. Kỹ năng thuyết trình

kỹ năng phát triển bản thân

Kỹ năng thuyết trình

Càng ngày, kỹ năng thuyết trình càng trở thành một kỹ năng phát triển bản thân không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên. Trình bày bài tập, pitching sản phẩm với khách hàng,… tất cả đều cần nhờ đến kỹ năng thuyết trình – dùng lời nói để thuyết phục người nghe. Một bài thuyết trình hiệu quả ngoài thường cần những yếu tố sau:

  • Nội dung thuyết trình khoa học, dễ hiểu, không quá nặng lý thuyết
  • Phong thái thuyết trình tự tin, cởi mở
  • Mở đầu bài thuyết trình thu hút được người nghe
  • Trong quá trình thuyết trình có sự tương tác qua lại với người nghe
  • Kết thúc bài thuyết trình lắng đọng

7. Kỹ năng quan sát và nhìn nhận vấn đề

Nhắc đến kỹ năng quan sát, có thể bạn sẽ thấy thật kỳ. Ngoài những người có khiếm khuyết về thị giác, ai mở mắt ra mà không thể quan sát chứ, cần gì phải có kỹ năng. Thế nhưng, bạn biết không, hàng ngày chúng ta chỉ nhìn chứ chưa thực sự quan sát. Chúng ta chỉ thật sự quan sát khi chúng ta cảm nhận được như mình đang là người đối diện, hoặc là sự vật, sự việc mà mình nhìn thấy.

Ví dụ: Khi giao tiếp với người đối diện, đừng chỉ nghe họ nói mà hãy quan sát ánh mắt, cử chỉ của họ, cảm nhận từng nhịp thở và giọng nói của họ để biết họ đang cảm thấy như thế nào, họ thực sự cần gì. Khi ấy, abnj mới thực sự trở thành một người tinh tế trong giao tiếp.

Xem thêm: 9 cách phát triển bản thân mỗi ngày hiệu quả nhất

8. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng phát triển bản thân

Kỹ năng lãnh đạo

Nếu nhìn vào những nhà lãnh đạo thành công, bạn đều thấy họ có một điểm chung: họ rất giỏi. Đương nhiên. Nhưng cái giỏi này không phải giỏi về chuyên môn mà là họ thành thạo nhiều kỹ năng hơn người bình thường mà thôi. Cũng có thể, họ đã ý thức được việc cải thiện các kỹ năng phát triển bản thân ngay từ sớm. Kỹ năng lãnh đạo là tổng hợp của các kỹ năng khác như:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng ra quyết định
  • Kỹ năng tư duy chiến lược
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng truyền cảm hứng và trao quyền
  • Kỹ năng lập kế hoạch

Việc rèn luyện kỹ năng lãnh đạo sẽ mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội, đặc biệt là sự thăng tiến trong công việc. Cũng có những người sinh ra đã có “tố chất” lãnh đạo nên họ không cần cải thiện quá nhiều. Những tố chất đó là: sự tự tin, niềm say mê, tinh thần ham học hỏi, tầm nhìn xa trông rộng, sự kiên định và kiên trì.

9. Kỹ năng sáng tạo

Kỹ năng sáng tạo cũng là kỹ năng phát triển bản thân không thể thiếu trong thời đại công nghệ. Khi mà mọi thứ đều đã được số hóa, thông tin đã đầy ắp trên Internet, chỉ có sự sáng tạo là không bao giờ chết. Và cũng chính sự sáng tạo sẽ giúp chúng ta tạo dấu ấn khác biệt, khẳng định giá trị của bản thân.

Tên gọi khác của sáng tạo chính là khác biệt và hiệu quả. Hãy tạo ra những thứ khác biệt, tìm ra cách làm khác biệt và hiệu quả để đạt được mục tiêu nhanh hơn. Khi ấy, thành công với bạn chỉ ở trong tầm với.

Để có thể sáng tạo hơn từng ngày, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện được. Dưới đây là một số phương pháp kích thích khả năng sáng tạo mà mình thấy đúng:

  • Hành động. Làm và làm. Chỉ khi làm bạn mới gặp vấn đề và tìm cách để giải quyết vấn đề, đó là sáng tạo.
  • Thoải mái và cởi mở: hãy luôn giữ cho mình sự thoải mái nhất định trong tinh thần, kể cả trong trạng thái chạy deadline cập dập. Bởi chỉ khi thoải mái, bạn mới có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình. Vậy nên thỉnh thoảng, hãy cho mình được trò chuyện, tâm sự để mở lòng nhiều hơn nhé!
  • Phá vỡ nguyên tắc: sự sáng tạo luôn bị giới hạn bởi những nguyên tắc. Nhưng khi đi ra khỏi những nguyên tắc ấy, bạn sẽ thấy mình giống như con thuyền được căng buồm ra khơi, cảm hứng ngập tràn.

Và hãy nhớ là, ý tưởng dù có hay đến đâu cũng phải bám sát thực tế, phục vụ thực tế. Đừng để cánh buồm sáng tạo của mình dăng căng quá, sẽ rất dễ bị rách.

Các lời khuyên để nâng cao các kỹ năng phát triển bản thân cần thiết cho sinh viên

1. Duy trì thái độ lạc quan và tích cực

Khoảng thời gian sinh viên là khoảng thời gian đáng giá nhất trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, đừng lãng phí nó bằng những suy nghĩ tiêu cực. Hãy cố gắng giữ cho mình thái độ lạc quan và tích cực nhé. Khi ấy, bạn sẽ thấy các kỹ năng của mình được nâng lên một cách tự nhiên đó.

2. Chủ động

Khi ra trường đi làm bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt giữa một người chủ động và một người không chủ động. Những người chủ động học hỏi thường sẽ cải thiện các kỹ năng phát triển bản thân nhanh hơn. Đồng thời với đó là sự thăng tiến nhanh hơn trong công việc.

3. Hành động và rèn luyện

Và hãy nhớ rằng, đừng để mình trong trạng thái thảnh thơi hoặc có rất nhiều ý tưởng nhưng không dám hành động. Hãy làm, làm và làm. Đó là cách tốt nhất để phát triển các kỹ năng phát triển bản thân.

Kết luận

Trên đây là tất tần tật những kinh nghiệm cá nhân và thông tin mình tổng hợp được về kỹ năng phát triển bản thân. Hy vọng những kỹ năng mềm cần thiết này sẽ giúp ích cho bạn phần nào trên còn đường trải nghiệm, sống và làm việc của bạn sắp tới.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Keyword:

Kỹ năng phát triển bản thân,

Kỹ năng cần thiết cho sinh viên,

Kỹ năng mềm cần thiết,

cách phát triển bản thân,

cách phát triển bản thân hiệu quả

You may also like

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x