Thực sự theo mình thì khi chúng ta càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều thứ phải/nên học, hoặc có nhiều thời gian rảnh, thì càng áp lực!
Áp lực có thể đến từ gia đình, bạn bè đồng trang lứa, hay gần gũi hơn là “áp lực tự thân”
Áp lực từ gia đình
Ngày nay, hình tượng “con nhà người ta” dễ dàng được phụ huynh nhắc như cơm bữa 🙂
Có thể khi đang sinh hoạt gia đình, ai đó nhắc tới bạn A con ông B, thì bỗng dưng hàng loạt thành tích học tập của bạn A được nêu ra, mình dám chắc ít nhiều gì bạn cũng từng trong hoàn cảnh này với trạng thái đơ người mà im lặng hoặc cãi lại/ngăn cản việc nhắc tới. Và tất nhiên, trường hợp thứ 2 xảy ra thì đi kèm với các câu nói kiểu “không nói thì sao biết mà cố gắng”, “nói thì nói vậy chứ không có ý gì”
Có thể gia đình đang vui vẻ ăn cơm thì thời sự hiện chuyên mục con nhà nghèo hiếu học (mình không có ý đả kích về hoàn cảnh gia thế), và tiếp sau đó sẽ kiểu “thấy người ta thiếu ăn thiếu mặc mà vẫn học giỏi chưa?” :))
Nói chung những lời nói từ bố mẹ có thể do họ muốn bạn của sau này giỏi hơn bạn của hiện tại, và vì họ đã cố gắng vất vả mưu sinh nên luôn hướng con cái học chăm để có cái nghề ổn định. Đôi khi bố mẹ bạn cũng chịu những “áp lực vô hình” từ đồng nghiệp, anh chị em (ý là cô chú bác của các bạn) hay cả bác hàng xóm, nên đừng vì khó chịu mà trách mắng bố mẹ, thay vào đó nhắc khéo bố mẹ đừng gây áp lực cho bản thân nữa và gắng chăm chỉ để tạo nì tin ở bố mẹ rằng “bạn sẽ học tốt hơn, có công việc ổn định hơn” 🙂
Áp lực từ bạn bè
Khi còn đi học chúng ta dễ dàng tìm được đối thủ cạnh tranh điểm một vài môn học nào đó/ hoặc điểm trung bình các môn. Áp lực về việc học đối với mình như động lực để thúc đẩy bản thân, khiến mình luôn cố gắng chăm chỉ để giỏi hơn đứa mình ghét, hoặc chỉ để chứng minh rằng bạn cũng có thể giỏi như họ.
Mãi đến thời sinh viên, khi bạn bè cùng lớp là một khái niệm khá mơ hồ, chỉ có thể biết học lực các bạn đỉnh chóp của lớp, của khoa chứ khó xếp hạng được bạn đứng thứ bao nhiêu của một lớp 70 con người. Vì thế mình khá chểnh mảng việc học, mãi tới năm 3, khi nhận ra điểm không ổn, thì cũng khá trễ. Mình chấp nhận mất nửa năm bù đắp cho khoảng kiến thức bỏ trống. Dù luôn trong trạng thái chấp nhận sự thật rằng thua xa bạn bè nhưng cứ lâu lâu sẽ có người hỏi về việc học, câu hỏi nhạy cảm nhất sẽ là “bao giờ ra trường?” 🥲
Và dần dần những kiểu câu như thế khiến bản thân tự sinh ra “áp lực tự thân”
Áp lực tự thân và cách khắc phục
Áp lực tự thân nó sẽ đau đớn hơn nhiều với 2 loại trên, hằng ngày những suy nghĩ tiêu cực ập tới bất cứ lúc nào; có thể khi ai đó hỏi bao giờ ra trường, bạn bè up story chính thức tốt nghiệp hay nhạy cảm hơn là khi lướt Tik Tok và xem trúng video “con nhà người ta” nhận bằng Đại học :))
Vậy, cách khắc phục là gì?
- Là thoát khỏi MXH đến khi nào thực sự bình tâm và đón nhận mọi thứ theo hướng tích cực, là động lực để cố gắng
- Là im lặng và làm ngơ trước những thông tin tạo ra áp lực cho bản thân
- Là tìm tới những điều tích cực từ MXH và bỏ theo dõi những thông tin liên quan tới điều khiến bạn tiêu cực
- Là khiến bản thân luôn trong trạng thái bận rộn, để không nghĩ tới những suy nghĩ tiêu cực đó nữa
Mùa dịch này, mình tiếp xúc khá nhiều người (nghe lạ ha vì lúc học ở SG sống 1 mình ít tiếp xúc nói chuyện với ai) nên khi ở quê 4-5 tháng mình khá sợ việc lẩn quẩn trong suy nghĩ tiêu cực, nên mỗi khi ai hỏi bao giờ ra trường, mình hay trả lời kiểu “bao giờ hết dịch thì được ra trường” :))
Vậy đó, dù áp lực nào đi chăng nữa, thì ngoài kia cũng sẽ có người mong được như bạn; dù có áp lực thế nào đi chăng nữa, hãy học cách yêu thương bản thân và dành thời gian đầu ta vào việc tích luỹ kiến thức. Thay vì tự so sánh/ bị so sánh với người khác, thì hãy học cách so sánh xem bản thân của ngày hôm nay có tốt hơn hôm qua không, nếu tốt thì tiếp tục phát triển, nếu chưa tốt thì tìm cách giải quyết để ngày mai tốt hơn ngày hôm nay☘️
Mình là My – dành những ngày cuối của tuổi 21 để chiêm nghiệm về hành trình bản thân, để rồi một năm sau, ba năm sau, hay mười năm sau, sẽ không quá tiếc nuối cho những điều bỏ lỡ ở tuổi 22.
‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!
Để cập nhật những thứ hay ho thú vị trong cuộc sống!
Xem thêm: