[BÍ KÍP] 9 CÁCH HỌC ĐỊA LÝ HIỆU QUẢ Đạt Điểm Tuyệt Đối

by Huyen Hoang
0 comment 305 views

Nếu bạn đang tìm cách học Địa lý hiệu quả, bài viết này chính là dành cho bạn. Dưới đây chính là 9 cách học Địa lý hiệu quả giúp bạn bứt phá điểm số nhanh chóng nhất!

Địa lý thường được đánh giá là môn học “dễ thở” hơn so với các môn học khác trong trường phổ thông. Tuy nhiên, dù kiến thức không quá khó nhưng lại trải dài và cần nhớ rất nhiều gây khó khăn cho không ít học sinh khi ôn luyện. Để đạt điểm cao môn Địa, bạn thực sự cần có những cách học Địa lý hiệu quả giúp việc học trở nên nhẹ nhàng hơn.

Vậy đâu là những cách học Địa lý hiệu quả mà các thủ khoa ban xã hội luôn giấu kín? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đọc hiểu hiệu quả.

Đọc hiểu luôn là bước đầu tiên để học giỏi không chỉ đối với môn Địa mà còn đối với tất cả các môn học khác. Trước khi áp dụng những cách học Địa lý hiệu quả khác, bạn cần có phương pháp đọc hiểu phù hợp để “xử gọn” vô số trang sách cần học thuộc.

Đọc hiểu là một cách học Địa lý hiệu quả

Đọc hiểu là một cách học Địa lý hiệu quả

Vậy nên, để tiết kiệm thời gian đọc mà vẫn hiểu được mấu chốt, bạn cần đọc từ mục lục. Nhìn vào mục lục, bạn sẽ có cái nhìn bao quát nhất về kiến thức mình cần học một cách logic.

Đối với mỗi bài học, bạn hãy đọc hiểu một lượt trước khi nghe giảng trên lớp. Bạn hãy sử dụng bút hightlight hoặc bút màu để gạch chân những từ khóa chủ chốt và những đoạn mà bạn cảm thấy đặc biệt cần chú ý. Đây chính là giai đoạn rút gọn lại nội dung cần học thuộc, cô đọng nhưng vẫn đủ ý cần có.

Cùng với đó, hãy tra cứu trên mạng những thông tin thú vị, chi tiết hơn liên quan đến bài để phát biểu trong giờ học, qua đó ghi điểm trong mắt thầy cô. Giáo viên cũng sẽ không ngần ngại cho bạn điểm miệng nếu câu trả lời tốt, hoặc xa hơn là điểm cộng vào các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết nếu như bạn hăng hái phát biểu nhiều lần.

Không phải tự nhiên mà rất nhiều các bạn học sinh giỏi luôn được thầy cô ưu ái điểm số. Mục đích quan trọng nhất ở cách học Địa lý hiệu quả này là thể hiện cho thầy cô thấy được bạn thực sự khao khát điều đó.

2. Ghi chú thông minh với sơ đồ tư duy

Đối với cách học Địa lý hiệu quả này, bạn sẽ áp dụng phương pháp Sơ đồ tư duy để hỗ trợ ghi nhớ.

Ghi chú thông minh với sơ đồ tư duy

Ghi chú thông minh với sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy (mindmap) là một phương pháp trình bày ý tưởng bằng hình ảnh, giúp não bộ phát huy tối đa khả năng ghi nhớ khi kết hợp từ khóa cùng hình ảnh.

Cách ghi chú bằng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục những nhược điểm của cách ghi truyền thống, rất tốt cho việc nhớ những kiến thức phức tạp, có liên quan chéo tới nhau như môn Địa, là một cách học Địa lý hiệu quả và dễ áp dụng.

Với những từ khóa và ý chính đã có được từ phương pháp số 1, bạn có thể tạo được sơ đồ tư duy đơn giản và trực quan chỉ bằng một mặt giấy và những chiếc bút màu.

Từ một điểm gốc là nội dung chính, bạn hãy vẽ nhiều nhánh phụ tương đương với các ý nhỏ hơn dựa theo mức độ quan trọng. Hãy dùng cùng một màu mực với những nhánh tương đương nhau.

Bạn có thể giản lược chữ viết bằng cách chuyển thành ký hiệu cũng như viết tắt để tiết kiệm thời gian. Cuối cùng, bạn có thể sáng tạo bằng cách vẽ các hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.

Ví dụ, để minh họa xuất khẩu thủy sản, bạn có thể vẽ một chú cá cùng với ký hiệu tiền mặt đằng trước. Để minh họa các kiểu thời tiết, bạn hoàn toàn có thể vẽ mây, bão, mưa, nắng,… tùy theo nội dung cần học. Bởi vậy, đây là cách học Địa lý hiệu quả và vô cùng sáng tạo.

3. Suy luận dựa vào thực tế

Ngay từ tên gọi, môn Địa đã cho thấy sự kiên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày. Bởi việc di chuyển, nắm rõ các đặc điểm của các vùng đất là điều mà con người ta đã luôn tìm tòi, mở rộng suốt chiều dài lịch sử. Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng thực tế để suy luận như một cách học Địa lý hiệu quả.

Ví dụ, khi học đặc điểm sông ngòi ở khu vực Bắc Trung Bộ, bạn có thể vận dụng kiến thức thực tế về vùng này như nhỏ hẹp, phía Tây giáp Lào nhiều rừng núi, phía Đông giáp biển, từ đó có thể suy ra sông ngòi ở vùng này ngắn và dốc; hay xảy ra lũ lụt nhưng khô hạn vào mùa hè vì không thể duy trì được lượng nước.

4. Học thuộc nhanh chóng với Quizlet

Học thuộc nhanh chóng với Quizlet

Học thuộc nhanh chóng với Quizlet

Quizlet là một trang web và ứng dụng để học các từ vựng, khái niệm và thuật ngữ thông qua các thẻ từ và những trò chơi thú vị, giúp người học dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Ứng dụng Quizlet sẽ là cách học Địa lý hiệu quả mà không gây nhàm nhán nếu biết tận dụng các tính năng của app.

Với Quizlet, Bạn có thể tự tạo học phần học tập môn Địa của mình, sau đó dùng tính năng Flashcard (Thẻ ghi nhớ) để ghi lại phần kiến thức bạn cảm thấy khó nhớ hoặc quan trọng. Một mặt của Flashcard bạn hãy ghi ngày tháng, tên sự kiện, đặc điểm… và bên kia ghi đáp án.

Ví dụ, bạn cần học thuộc đoạn nội dung “điểm cực Đông của nước ta là xã Vạn Thạnh thuộc tỉnh Khánh Hòa”. Bạn có thể tận dụng Quizlet để tạo 1 thẻ Flashcard với 1 mặt ghi “điểm cực Đông của nước ta là”, mặt còn lại sẽ là “xã Vạn Thạnh thuộc tỉnh Khánh Hòa”. Hãy chuyển các thông tin trong bài thành các thẻ để học giống như trắc nghiệm.

Sau đó, bạn có thể sử dụng các tính năng khác bao gồm chế độ Học, Viết, Ghép thẻ hay Kiểm tra để tối ưu khi học.

5. Cách học Địa lý hiệu quả với Atlat Địa lý

Cách học Địa lý hiệu quả tiếp theo đó là học cách sử dụng thành thạo Atlat Địa lý.

Cách học Địa lý hiệu quả với Atlat Địa lý

Cách học Địa lý hiệu quả với Atlat Địa lý

Trước tiên, bạn cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp… ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú thích kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công nghiệp chung trang 21, nông – lâm nghiệp trang 18, 19…

Bước tiếp theo, bạn cần đọc kỹ câu hỏi và áp dụng vào Atlat. Bạn có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó… Bạn cũng có thể tìm thấy một vài số liệu ở các biểu đồ trong Atlat đối với các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác.

Bạn hãy lựa chọn những bản đồ phù hợp và loại bỏ những bản đồ không phù hợp. Ví dụ, nếu đề yêu cầu đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp, bạn có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư… nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.

Sử dụng Atlat càng nhiều, bạn sẽ nhận ra đây là cách học Địa lý hiệu quả và rất tối ưu, bởi kỹ năng và tốc độ tìm kiếm thông tin trong bài của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

6. Cách học Địa lý hiệu quả theo nhóm.

Một cách học Địa lý hiệu quả khác đó chính là học theo nhóm.

Cách học Địa lý hiệu quả theo nhóm

Cách học Địa lý hiệu quả theo nhóm

Khi học một mình, sẽ có đôi lúc bạn cảm thấy nản chí và dễ bị sao nhãng. Hãy rủ bạn bè để cùng học tập theo nhóm giúp bạn học thuộc hiệu quả hơn. Bạn có thể thành lập nhóm học tập với số lượng phù hợp. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng học, nên giữ số lượng ở mức 2 – 3 người là đủ.

Với cách học Địa theo nhóm, các bạn có thể chia sẻ các tư liệu học tập và quan trọng nhất là cùng kiểm tra. Để giữ tính kỷ luật, hãy đề ra những quy tắc nhỏ khi học và có hình phạt mỗi khi thành viên vi phạm như không học thuộc bài.

Học theo nhóm sẽ giúp bạn có động lực khi tạo đòn bẩy tâm lý khiến bạn không thể bị tụt lại. Việc trình bày trước bạn bè cũng sẽ giúp bạn thoải mái và tự tin hơn. Đây là một cách học Địa lý hiệu quả và mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm mới mẻ.

7. Bí quyết làm tốt các dạng bài biểu đồ

Học tốt môn Địa với cách vẽ biểu đồ

Học tốt môn Địa với cách vẽ biểu đồ

Dạng bài biểu đồ có thể coi là phần dễ kiếm điểm nhất, đặc biệt đối với đề trắc nghiệm. Nắm chắc các dạng biểu đồ sẽ là cách học Địa lý hiệu quả và dễ dàng được điểm cao.

Thông thường, môn Địa luôn có 3 dạng biểu đồ chính bao gồm:

  • Biểu đồ cột: biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột đơn gộp nhóm, biểu đồ thanh ngang.
  • Biểu đồ đường
  • Biểu đồ tròn

Biểu đồ cột: sử dụng để chỉ sự khác biệt về quy mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.

Ở biểu đồ này, các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian.

Bạn cần chia các mốc giá trị đại lượng đều nhau và phù hợp nhất với cột cao nhất và cột thấp nhất để biểu đồ được chính xác và khoa học.

Biểu đồ dạng đường: là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian.

Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo. Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ , mỗi trục thể hiện 1 đơn vị.

Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (Số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) sang số liệu tinh (Số liệu tương đối, với cùng đơn vị thống nhất là đơn vị %). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100% , số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn.

Biểu đồ tròn: thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của 1 tổng thể và quy mô của đối tượng cần trình bày, chỉ được thực hiện khi đánh giá trị tính của các đại lượng được tính bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%

Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ.

Toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỉ lệ 100%. Như vậy, tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn. Hãy lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh.

Bạn hãy nhớ ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ và chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ.

Cuối cùng, với tất cả các dạng biểu dồ, bạn luôn cần ghi tên biểu đồ như đề bài yêu cầu, cũng như ghi đầy đủ chú thích và các đơn vị, đảm bảo số liệu đã xử lý chính xác.

8. Ứng dụng phương pháp Pomodoro

Cách học Địa lý hiệu quả với Pomodoro

Cách học Địa lý hiệu quả với Pomodoro

Dù có áp dụng bao nhiêu cách học Địa lý hiệu quả, luôn ở tình trạng căng thẳng sẽ khiến đầu óc bạn dễ mệt mỏi và hiệu suất học suy giảm. Đó cũng là lý do bạn nên ứng dụng các phương pháp nâng cao hiệu suất học để tối ưu thời gian.

Pomodoro là phương pháp mà Francesco Cirillo, người sáng lập ra Pomodoro sử dụng để theo dõi thời gian làm việc. Theo phương pháp Pomodoro, người ta sẽ chia nhỏ thời gian làm việc ra từng chu kỳ nhỏ trong 25 phút (1 Pomodoro) và giữa mỗi chu kỳ lại nghỉ 5 phút.

Cụ thể, để ứng dụng Pomodoro như một cách học Địa lý hiệu quả, bạn hãy bấm thời gian đúng 25 phút và tập trung ghi nhớ cao độ trong 25 phút đó. Hết giờ, đồng hồ reo, bạn hãy nghỉ 5 phút để làm việc tuỳ thích. Hết giờ nghỉ, bạn sẽ quay lại làm và bấm thời gian 25 phút tiếp theo.

Bạn cũng có thể tìm kiếm trên Youtube các video chủ đề “study with me” (học tập cùng tôi) để áp dụng phương pháp này. Mỗi video “study with me” sử dụng phương pháp Pomodoro sẽ tính giờ mỗi chu kỳ tập trung và giờ nghỉ, cùng với đó là nền nhạc nhạc lofi, jazz giúp bạn có thể học tập thoải mái và thư thái.

Một số cách học Địa lý hiệu quả khác ứng dụng nguyên lý khoa học như Spaced Repetition cũng giúp bạn củng cố được kiến thức, giảm tải căng thẳng cho não bộ học tập tốt hơn.

Xem thêm: 6 cách ôn thi hiệu quả bằng phương pháp chuẩn khoa học

9. Học tập với không gian và tinh thần thoải mái

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn cần ứng dụng tất cả những cách học Địa lý hiệu quả trên trong một không gian học tập thoải mái, cùng một tinh thần chăm chỉ và cầu thị.

Để tập trung hoàn toàn vào việc học tập và đặc biệt khi cần ghi nhớ, bạn hãy chọn một không gian yên tĩnh và có đủ ánh sáng. Đôi khi, thay vì chỉ ngồi học ở nhà, bạn hãy thử thay đổi địa điểm học như tới một quán cà phê, thư viện,… để có nhiều hứng khởi và cảm giác mới mẻ hơn.

Hãy sắp xếp tài liệu học tập gọn gàng và chuẩn bị một tinh thần thật tỉnh táo để bắt đầu việc học một cách tích cực. Khi có một không gian thoải mái, bạn cũng sẽ có hứng thú và dễ bắt nhịp với việc học.

KẾT LUẬN

Vậy là bạn đã nắm trong tay 9 cách học Địa lý hiệu quả và cực dễ áp dụng rồi đó!

Hãy nhớ rằng dù áp dụng bao nhiêu cách học đi nữa, sự kiên trì luôn là yếu tố cốt lõi để học tập thành công. Hãy ứng dụng cũng như kết hợp xen kẽ các phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hy vọng với 9 cách học Địa lý hiệu quả trên đây, bạn có thể ôn tập thật tốt và đạt điểm thật cao trong môn học này.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Keyword:

cách học địa lý hiệu quả,

cách học giỏi địa lý,

cách học tốt môn địa,

You may also like

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x