Cứ Chia Sẻ Kiến Thức Đi, Đừng Ngại!

by Duke Phung
0 comment 299 views

Chia sẻ kiến thức đi, đừng ngại….

“Chắc lại lượm lặt kiến thức ở đâu đó rồi vào đây chém gió chứ gì?”

“Đã giỏi chưa mà bày đặt đòi đi chia sẻ này nọ.”

“Viết còn sai chính tả mà đòi chia sẻ cái vẹo gì.”…

Hẳn khi đọc các bình luận, nghe các ý kiến trên, không ít bạn sẽ cảm thấy chán nản và thụt mình lại bởi vì tâm lý e ngại và tự thấy bản thân mình đã làm điều gì đó sai lầm. Bị chửi, bị bắt lỗi mà! Ai mà chẳng chột dạ, thu mình lại để tự bảo vệ bản thân.

Nhiều người họ có bản lĩnh, bị chửi, bị bới móc ngoài xã hội hoài riết rồi cũng lỳ đòn. Nhưng người trẻ, lấy đâu ra bản lĩnh để mà lỳ đòn được cơ chứ. Vậy thì hãy dành ra một ít phút để rèn dũa tư duy cùng bài viết này nhé!

cứ chia sẻ kiến thức đi đừng ngại

Cứ chia sẻ kiến thức đi, đừng ngại!

Vì đâu mà mình bị soi mói khi chia sẻ kiến thức?

Để loại bỏ gốc rễ của vấn đề, trước tiên mình phải đi tìm nguyên nhân cái đã. Với những bạn đã theo dõi mình và đã đọc được bài viết về 3 chủng người trên thế giới thì hẳn bạn sẽ có nhận thức rằng: tính cách con người được chia thành nhiều kiểu khác nhau, luôn luôn tồn tại kiểu người this và kiểu người that. Hay nói theo cách tấu hài của cộng đồng mạng: ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có kẻ khùng kẻ điên.

Và khi bạn có suy nghĩ rằng mình là anh hùng, họ là kẻ khùng kẻ điên thì họ cũng nghĩ như thế, nhưng mà hoán đổi chủ ngữ!

Cái vấn đề không nằm ở vấn đề, mà cái vấn đề nó nằm trong tư duy, suy nghĩ cũng như thái độ của mỗi cá nhân. Là một con số 6, nhưng khác góc độ thì có người lại nhìn sang thành con số 9. Và bạn nghĩ bạn có thể thuyết phục họ? Có chứ, nếu bạn và người đó cùng đứng chung một góc độ. Việc chia sẻ kiến thức cũng vậy.

Sống tận 27 tuổi đời, mình chẳng thấy điều gì gọi là hoàn hảo cả. Bất kỳ cái gì cũng đều có điểm thiếu sót ở trong đó nếu bạn soi xét kỹ càng. Mà đôi khi, đơn giản bởi vì nó không phải là gu của mình, nên mình coi nó là thứ bỏ đi, thậm chí thấy nó khó ưa, hay là muốn nhổ cái đinh trong mắt cho bỏ ghét.

Cho nên, nếu bạn bị soi xét, không sao, bởi vì bạn đã hiểu được rằng người ta đang đứng ở một góc độ nào đấy khác bạn. Mà đôi khi nhờ họ mà bạn còn có cơ hội nhìn nhận được vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau.

Lợi ích của việc chia sẻ kiến thức

Lợi ích của việc chia sẻ kiến thức

Lợi ích của việc chia sẻ kiến thức

Hiểu vấn đề rồi, vậy thì tại sao mình lại không tự tin chia sẻ kiến thức, bày tỏ quan điểm cá nhân của bản thân mình chứ! Nói là vậy nhưng mà tuổi trẻ của mình hơi bị bỏ phí điều này. Bởi vì mình sợ bị soi xét và cũng chẳng có ai động viên hay khích lệ bản thân mình vượt qua nỗi sợ ấy cả. Và các bạn biết đấy, tới tận bây giờ mình mới nhận ra các giá trị tuyệt vời mà việc chia sẻ mang lại cho cuộc sống của mình.

Cho thế giới biết bạn là ai

Cái này thì đại loại như là thương hiệu cá nhân vậy đó. Khi bạn chia sẻ kiến thức đủ nhiều về một lĩnh vực nhất định, mọi người sẽ biết được bạn là ai.

Ví dụ nếu mà mình không nói thì chả ai biết mình làm Website giá rẻ với Content đâu. kk

Ôn bài, củng cố kiến thức đã học

Bạn nghĩ phải đợi bản thân mình đủ giỏi như người ta mới có thể chia sẻ kiến thức ư? Ý nghĩ đó thì cũng tốt nhưng mà không cần thiết lắm. Với mình, chia sẻ kiến thức là một bước quan trọng trong quá trình học tập của mình. Nhờ chia sẻ mà mình mới có động lực để tổng hợp và phân tích vấn đề một cách chuyên sâu hơn.

Riêng với bản thân mình, đọc 10 nguồn thông tin riêng lẻ nó khá rời rạc, nhưng khi ngồi lại tổng hợp thành một bài viết, bài thuyết trình thì thông tin mới được xâu chuỗi và vấn đề được giải quyết trọn vẹn.

Càng chia sẻ kiến thức đã có, càng thấy bản thân có nhiều thiếu sót

Cái này nghe có vẻ vô lý nhưng sự thật là vậy. Khi kiến thức và trải nghiệm của bạn càng tăng, bạn càng khao khát tìm ra những kiến thức chuyên sâu hơn, chi tiết hơn về vấn đề bạn quan tâm.

Với xã hội: Lan tỏa kiến thức

Đôi khi những điều đơn giản, kiến thức cơ bản của mình lại là cái hay, điều thú vị trong mắt kẻ khác. Cho nên việc bạn đi chia sẻ đôi khi giúp ai đó nhận được thêm nhiều điều giá trị, các bài học hay là phòng tránh những điều tiêu cực trong cuộc sống.

Vậy chia sẻ là tốt rồi đó, nhưng làm thế nào để có thể chia sẻ với một tâm thế thoải mái và được người khác đón nhận?

Làm thế nào để chia sẻ kiến thức với tâm thế thoải mái?

Chấp nhận sự khác biệt

Để vượt qua nỗi sợ tâm lý thì bạn cần nhận thức rõ về sự khác biệt giữa các nhóm người. Và bạn sẽ xác định là, điều bạn chia sẻ chỉ có giá trị cho một nhóm đối tượng nhất định nào đó mà thôi. KO thể nào làm hài lòng tất cả được!

Chấp nhận sự khác biệt để chia sẻ

Chấp nhận sự khác biệt để chia sẻ

Ghi nhận ý kiến phản hồi

Với mỗi ý kiến, nhìn nhận trái chiều, hãy khoan co mình và bác bỏ. Thay vào đó, thử suy nghĩ xem lý do gì khiến người ta bình luận như vậy. Nếu nó chỉ đơn giản là một ý kiến tiêu cực và không liên quan đến nội dung, thì dẹp mẹ nó đi!

Chia sẻ kiến thức nhưng với sự khiêm tốn

Núi này cao còn có núi khác cao hơn. Bạn có thể giỏi nhưng vẫn còn đó nhiều người giỏi hơn. Vì thế, xem chia sẻ là một hình thức kết nối tri thức với thế giới, chứ không phải dạy đời!

Không ngừng trau dồi bản thân và chia sẻ điều giá trị

Stay hungry, stay foolish! Nếu muốn phát triển bản thân lên tầm cao hơn thì cứ trau dồi thêm kiến thức mỗi ngày. Tập chia sẻ những điều có giá trị hữu ích, những điều người khác cần để giải quyết vấn đề hơn là tự sự bản thân.

Chia sẻ kiến thức thông qua những cách nào?

Chỉ cần bạn muốn, bạn có thể chia sẻ kiến thức của mình ở bất kỳ đâu. Có nhiều bạn chọn cách viết nhật ký, bút ký rồi lưu trữ trong sổ sách, hay các file bảo mật. Ok, đó là những thông tin, dữ liệu, cảm xúc riêng tư của từng cá nhân.

Nhưng nếu bạn muốn tập tành chia sẻ kiến thức để bản thân luôn có sự phát triển thì lời khuyên là nên chia sẻ ở những nơi công khai, mọi người có thể đọc được, truy cập được. Để mà nếu lỡ có sai, mọi người còn có thể sửa được, góp ý được chứ!

Bạn có thể tham gia các hội nhóm trên Facebook (hoặc cộng đồng riêng), tạo một Fanpage hay cao cấp hơn là tạo một cái Blog riêng. Bản thân mình thì luôn có Blog và website bên mình. Bởi vì sợ Facebook buồn buồn nó xóa nội dung, rồi lại còn trôi bài, mất tăm mất tích. Còn Blog là ngôi nhà riêng của mình, bạn vào đó, có khu vực này khu vực nọ, tha hồ mà khám phá nội dung.

Nhưng mà tạo Blog dành cho người có điều kiện cơ? Ờ thì công nhận là có chi phí, nhưng không đến mức gọi là cần điều kiện. Bởi vì mỗi tháng cũng ngót nghét đâu đó 1-2 ly tà tưa mà thui ^.^. Mình có một số bài hướng dẫn trên splanet.vn rồi đấy! Sợ đọc khó hiểu thì ib mình gửi cho xem các video hướng dẫn chi tiết luôn.

Điện thoại Iphone có dòng 4,5,6,7,…; các phiên bản phần mềm, có version 1,2,3,… cho nên, đừng tự hạn chế bản thân ở version 1. Cứ chia sẻ, gom góp điều hay và phát triển lên từng ngày.

Cho nên, cứ chia sẻ đi đừng ngại.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Xem thêm:

Những Kẻ Bất Tài Mà Hữu Dụng

 

 

You may also like

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x