Kỹ Năng Phản Biện Là Gì? 05 Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Quan Trọng Nhất

by Thanh Huyền
0 comment 454 views

Kỹ năng phản biện là gì? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng phản biện hiệu quả? Bài viết này sẽ mang đến câu trả lời chi tiết dành cho bạn!

Kỹ năng phản biện được ví như chìa khóa giúp ích cho sự rèn luyện và phát triển tư duy tốt nhất hiện nay. Đây được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và trong cả khi làm việc hay xây dựng và phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tận dụng triệt để kỹ năng này để nâng cao giá trị bản thân cũng như là chất lượng cuộc sống.

Hãy cùng Vài Điều Hay tìm hiểu chi tiết về kỹ năng phản biện cũng như cách để nâng cao kỹ năng phản biện trong cuộc sống.

1. Kỹ năng phản biện là gì

Kỹ năng phản biện thường đi kèm với Tư duy phản biện. Tư duy phản biện (Critical thinking) là khả năng tư duy rõ ràng và đa chiều, nắm được sự liên kết phù hợp giữa các thông tin, sự việc, tình huống được đưa ra. 

Tư duy phản biện được đề cập đến như một cách đánh giá vấn đề toàn diện và khách quan nhất, thể hiện trong đó là sự thẳng thắn trình bày quan điểm, không ngại tính đối lập khi cần. 

Một quan điểm rất hay chỉ ra rằng “Critical thinking is all about asking questions” – Tư duy phản biện là luôn đặt ra những câu hỏi. 

Kỹ năng phản biện thường đi kèm với Tư duy phản biện

Kỹ năng phản biện thường đi kèm với Tư duy phản biện

Khi bạn đang tham gia nghe giảng trên lớp hoặc đang đọc một quyển sách nào đó, thông thường chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin một cách bị động và gật đầu“ồ quyển sách này hay quá, giáo viên nói chuẩn quá”. Với tư duy phản biện, bạn cần phải biết cách đặt câu hỏi với mỗi thông tin được đưa vào đầu mình. ví dụ “tại sao thầy cô giảng những điều này?”, “tại sao sách đưa ra những kiến thức này và liệu kiến thức đó nó có đúng 100%?”

Nói cách khác, bạn sẽ không còn là đứa “con ngoan trò giỏi” gật đầu một cách ngoan ngoãn. Thay vào đó là một đứa trẻ tư duy nhanh nhạy với 1000 câu hỏi vì sau luôn túc trực ở trong đầu. Cụ thể:

  • Tại sao?
  • Làm sao?
  • Như thế nào?
  • Là ai?
  • Làm thế nào?

Khi bạn biết cách đặt ra những câu hỏi như trên trong một vấn đề, đó chính là bước đầu trong việc bạn đã sở hữu cho mình tư duy phản biện.

Chính vì vậy, khi nhắc đến một người sở hữu tư duy phản biện, ta có thể hình dung được người đó có khả năng suy nghĩ, phản xạ độc lập rất tốt.

Kỹ năng phản biện không chỉ dừng lại ở mỗi tư duy phản biện, đây còn là kỹ năng có sự kết hợp của nhiều nhóm kỹ năng khác nhau như:  kỹ năng chắt lọc thông tin, phân tích, đánh giá sự việc,.. theo những cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề một cách trực quan và đầy đủ nhất.

Nói cách khác, các kỹ năng phản biện (Critical thinking skills) là bộ kỹ năng mà thông qua các phương thức khác nhau, bạn có khả năng tự phán đoán, suy luận, chủ động trong tiếp nhận thông tin thay vì tiếp nhận quá trình theo cách thụ động.

2. Top 05 kỹ năng tư duy phản biện quan trọng nhất

5 kỹ năng tư duy phản biện quan trọng nhất

5 kỹ năng tư duy phản biện quan trọng nhất

Tư duy phản biện là một bộ kỹ năng với nhiều kỹ năng khác nhau kết hợp nên. Trong đó, có 05 kỹ năng được đánh giá là quan trọng nhất như sau:

2.1. Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát là bước cơ bản nhất trong kỹ năng phản biện. Đây cũng là kỹ năng đòi hỏi người quan sát cần có sự tinh ý, nhanh chóng xác định được vấn đề dù là lần đầu thấy được. Kỹ năng quan sát cũng là điểm khởi đầu giúp phát hiện các dấu hiệu, biểu hiện từ đó khiến việc phân tích trở nên chính xác hơn.

2.2. Kỹ năng phân tích

Khi đã quan sát được vấn đề, việc tiếp theo cần làm là áp dụng kỹ năng phân tích vào kỹ năng tư duy phản biện. Biết cách sử dụng kỹ năng phản biện đồng nghĩa với việc bạn sẽ biết cách phân tích và đánh giá tình huống theo cách đầy đủ, hợp lý nhất: Phân tích sự việc ở đây cần phân tích cụ thể về:  dữ liệu, vấn đề liên quan, đâu là thông tin mấu chốt cần thu thập,..

Lưu ý trong quá trình phân tích, cần đảm bảo bạn nhìn nhận, phân tích vấn đề theo cách khách quan nhất, tránh thiên vị và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác bên ngoài.

2.3. Kỹ năng suy luận

Suy luận là kỹ năng liên quan đến việc phân tích, đưa ra kết luận về những dẫn chứng bạn thu thập được., Kỹ năng suy luận đòi hỏi có kiến thức hoặc kinh nghiệm về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Khi bạn suy luận, điều đó có nghĩa là bạn đang phát triển câu trả lời dựa trên những thông tin bị thiếu sót.

Ví dụ: Một học sinh bị điểm kém trong bài kiểm tra, giáo viên của học sinh đó cần phải suy ra nguyên nhân khiến bài làm của học sinh chưa tốt, từ đó đề xuất các phương pháp và cách truyền tải hiệu quả và dễ áp dụng hơn..

2.4. Kỹ năng giao tiếp

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng trong bộ tư duy phản biện bởi lẽ, mọi công việc đều cần đến sự tương tác, trình bày. Nếu bạn thiếu khả năng giao tiếp, bạn sẽ khó có thể trình bày quan điểm, khó thuyết phục, đàm phán với mọi người tin vào phân tích của mình.

Ngoài ra nếu bạn không khéo trong cách bày tỏ tuy duy phản biện của mình, các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên xa cách hơn. Bởi lẽ, phản biện là việc mình nhìn nhận vấn đề ở một góc độ khác. Và chẳng ai thích những người đứng khác chiến tuyến nếu bạn chỉ thích làm trái ý và không biết cách tìm kiếm các điểm chung.

2.5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Sau khi bạn đã đưa ra được kết luận cho vấn đề, việc tiếp theo là giải quyết chúng bằng cách đưa ra một vài giải pháp khắc phục, triển khai các giải pháp đó. Giải quyết vấn đề chắc chắn cần có tư duy phản biện để lựa chọn đúng giải pháp và triển khai theo cách hợp lý, kịp thời nhất.

3. Tầm quan trọng của kỹ năng phản biện

Hiện nay tư duy phản biện được mọi người biết đến như một bộ kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. 

Phản biện vừa là một kỹ năng giúp phát triển tư duy, vừa là một phương pháp học tập tập tích cực nhất đối với học sinh và sinh viên. Bởi lẽ, khi áp dụng tư duy phản biện trong quá trình học tập, các bạn trẻ sẽ không còn học theo một cách thụ động như ngồi nghe giảng và tiếp nhận thông tin từ giảng viên,  thay vào đó các bạn sẽ có sự chủ động hơn trong việc học hỏi, nâng cao khả năng sáng tạo, đưa ra những quan điểm đa chiều và có thể tự hoàn thiện bản thân tốt hơn. 

Tư duy phản biện - Công cụ đắc lực trong học tập của học sinh, sinh viên

Tư duy phản biện – Công cụ đắc lực trong học tập của học sinh, sinh viên

Như đã đề cập ở trên, tư duy phản biện sẽ giúp bạn có khả năng xác định, phân tích vấn đề một cách đầy đủ và hệ thống nhất. Cụ thể, kỹ năng phản biện sẽ giúp bạn:

  • Nắm được sự liên kết giữa các thông tin khác nhau.
  • Xác định mức độ liên quan, tầm quan trọng của các dẫn chứng, ý tưởng 
  • Ghi nhận thông tin theo cách trực quan nhất
  • Có sự đánh giá, thẩm định lại vấn đề theo quan điểm riêng của mình
  • Chỉ ra được thiếu sót và mâu thuẫn trong lập luận 
  • Quan điểm đưa ra càng hợp lý, bạn sẽ càng thấu đáo và thẳng thắn trong việc bảo vệ quan điểm, niềm tin, lập luận của mình.

Tư duy phản biện là cách đánh giá tổng quan nhất về vấn đề, đòi hỏi tính tỉ mỉ và chủ động, không được qua loa hay hời hợt, chỉ biết tiếp nhận mà không có sự phản hồi. Nói cách khác, tư duy phản biện là cách nhanh nhất giúp bạn tự tìm tòi, khám phá và hiểu rõ được bản chất của vấn đề, tìm ra được những giải pháp tốt nhất. 

Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rõ tư duy phản biện không có nghĩa là cãi nhau hay chỉ trích lẫn nhau, đặc biệt là không phải chỉ trích một cách thái quá xuất phát từ cảm xúc chủ quan, không dựa trên bằng chứng hay bất cứ nền tảng khoa học nào. 

Tư duy phản biện không có nghĩa rằng khi bạn lắng nghe quan điểm của một người nào đó, bạn phải cố tìm ra “lỗi” để chỉ trích quan điểm của người đó. 

Ví dụ: Khi lắng nghe một bài thuyết trình, thay vì tư duy những thông tin được đưa ra trong bài thuyết trình đó  có hợp lý hay không, bạn lại chỉ trích về vấn đề phong cách ăn mặc của người thuyết trình. Đó hoàn toàn không phải kỹ năng phản biện – đó là sự công kích cá nhân.

Xem thêm:

9 Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

4. Cách rèn luyện và nâng cao tư duy phản biện trong cuộc sống

Cũng giống như bất cứ loại kỹ năng nào, tư duy phản biện cũng cần được rèn luyện và thực hành.  Để trở thành một người có tư duy phản biện tốt, bạn cần không ngừng thực hành mỗi ngày, rèn luyện bản thân, kiên trì thay đổi và cải thiện dần dần. 

Sau đây là một số “Tips” Vài Điều Hay tin rằng có thể sẽ hữu ích với bạn:

4.1. Hãy luôn “tò mò” về mọi thứ

Học cách Đặt câu hỏi là bước khởi động tốt nhất cho trong hành trình rèn luyện kỹ năng phản biện. Đừng ngại việc làm phiền người khác bằng các câu hỏi bởi việc đặt câu hỏi không đơn thuần giúp bạn có được câu trả lời, có sự chắt lọc thông tin  khách quan hơn giữa nhiều luồng thông tin khác nhau mà còn giúp người khác củng cố lại kiến thức về một vấn đề nhất định.

Hầu hết những người sở hữu khả năng này tốt luôn tò mò và có thói quen tự đặt câu hỏi – luôn không ngừng nỗ lực tìm ra câu trả lời cho những gì đang diễn ra.

Vậy, làm thế nào để đặt câu hỏi ? Làm sao để đặt được một câu hỏi tốt và thể hiện được kỹ năng tư duy phản biện của bạn? 

Ví dụ, khi bạn muốn đặt một câu hỏi nào đó trong bài giảng của giảng viên chẳng hạn, nhưng bạn thấy đầu óc hoàn toàn “trống trơn”, bạn hoàn toàn đồng ý và tiếp nhận những thông tin mà thầy cô đưa ra, không có ý kiến gì để thắc mắc thêm,..Vậy làm thế nào để mình luyện tập được và thể hiện được khả năng của mình trong trường hợp này?

Cách tốt nhất để “tò mò đúng chỗ và thể hiện được tư duy phản biện” là hãy dựa vào chính kiến thức và kỹ năng của bạn. Vậy kiến thức và kỹ năng được áp dụng ở đây là gì?

Giả sử, bạn đọc một quyển sách nói rằng “Những người thành công chỉ ngủ 3 đến 4 tiếng một ngày”, nhưng lại có một quyển sách khác chỉ ra “Mỗi người cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày” Bạn có thể đem kiến thức mình học được ở quyển cuốn sách khác áp dụng vào đối chiếu với quan điểm tìm thấy ở cuốn sách này. 

Hãy áp dụng tư duy của chính bạn, so sánh, đối chiếu hai quan điểm với nhau,  từ đó rút ra bài học, chọn ra quan điểm phù hợp nhất với mình. Đó chính là cách áp dụng kiến thức để nâng cao kỹ năng phản biện.

4.2. Rèn luyện kỹ năng phản biện bằng cách giải quyết vấn đề

Một trong những phương pháp tối ưu nhất trong việc rèn luyện kỹ năng phản biện đó là đi vào “thực hành luôn” bằng cách giải quyết vấn đề. 

Hãy nắm rõ các thông tin, chắt lọc chúng dựa trên dẫn chứng logic và chính xác, có như vậy, vấn đề càng được thu hẹp, bạn càng dễ tìm ra câu trả lời cho chúng.

Đây là một trong giải pháp hiệu quả nhất giúp tư duy phản biện của bạn ngày càng được phát triển.

4.3. Nâng cao khả năng  giao tiếp và trình bày

Phản biện là quá trình giao lưu ngôn ngữ, đòi hỏi mỗi cá nhân khi muốn bày tỏ được quan điểm của mình là đúng đắn thì phải đưa ra những lập luận xác đáng, logic và thu hút. 

Chính vì thế,  khả năng giao tiếp tốt được coi là công cụ đắc lực giúp tư duy phản biện được nâng cao và cải thiện, là cách thức giúp phát triển trí tuệ hiệu quả.

Hãy luyện tập để vừa biết cách trình bày được ý kiến của mình với người khác. Cùng với đó, hãy biết lắng nghe, tiếp thu và cảm thông cho người khác để đưa ra giải pháp hợp lý sau cùng.

Lời kết

Kỹ năng phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay. Để có thể thành công trong cuộc sống, cần rèn luyện, nâng cao kỹ năng phản biện hiệu quả. Với những thông tin trên đây, Vài Điều Hay hy vọng đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn tự tin và có động lực rèn luyện kỹ năng phản biện hiệu quả hơn.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Key words:

kỹ năng phản biện,

tư duy phản biện,

rèn luyện kỹ năng phản biện,

rèn luyện tư duy phản biện

 

 

 

 

You may also like

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x