“Phúc âm cho một người” không phải là một ấn phẩm gây tiếng vang, bán chạy được tái bản nhiều lần, hay được người yêu sách nhắc đến nhiều ở Việt Nam, hoặc chỉ đơn giản là xuất hiện với vai trò là một câu trích trên trang cá nhân hoặc công đồng nào đó, cũng không.
Có lẽ vì thế nên dù đã là sách xuất bản từ 2017 nhưng tôi mới biết đến tác giả cũng như biết để đọc cuốn này không lâu sau khi xem video của Vietcetera. Tôi để link sau để mọi người có thể hiểu hơn về tác giả cũng như nói sơ qua về quyển sách này. Link
Tác giả Nguyễn Khắc Ngân Vi còn là tác giả của cuốn “Đàn bà hư ảo” (xuất bản 2016) xoay quanh tâm lí phụ nữ và trong tác phẩm này cũng dùng ngôn từ miêu tả tâm lí, cảm giác, xúc giác chi tiết và thật đến lạ.
“Phúc âm cho một người” kể về một người phụ nữ ở cái tuổi ngũ tuần sinh ra và lớn lên ở cái chốn Sài Gòn vào những năm 1950. Sau khi người cha mất, cả gia đình theo cha xứ đến chốn hiu quạnh Đồng Nai bao trùm bởi những hủ tục bên Đạo nhà Chúa, chỉ sống khép nép, tuần đi lễ 1, 2 lần, sám hối…
Trong câu chuyện kể cho những đứa con của bà, người đàn ông quan trọng nhất đời bà, người đàn ông nhạt nhẽo của bà, hay người thoáng qua với bà một đêm, người em họ hàng xa bên ngoại góp phần vào hơn 50 năm nhọc nhăn bà đã trải qua.
Giấc mơ xưa của bà cũng như chị Lan hàng xóm như bao cô gái thời đó, nhảy đầm, mặc áo mini juyp, nhảy twist bị dập tắt bởi gia đình theo đạo. Có phải điều này dẫn đến cái sự không lối thoát của người đàn bà trong chuyện không? Không được lựa chọn và rồi chỉ sống một cuộc đời nhợt nhờ như bao đàn bà khác? Dẫn đến câu chuyện của con gái bà sau khi lên Sài Gòn đã đi lấy chồng mà không nói với bà một lời sau trận cãi nhau gay gắt giữa hai mẹ con.
Đứa con gái có nói là bà mẹ ép buộc bản thân cô ta, muốn cô ta thực hiện được điều bà đã không làm được trước kia. Nhưng rõ ràng trong câu chuyện mọi điều đến với cô ta đều là tự nhiên, cô ta vẫn luôn được lựa chọn những điều cô ta muốn, đến cả thi đậu đại học cô ta cũng công nhận đó là nhờ có Chúa chứ đâu nhờ mẹ cô.
Có thể cô đúng do bà mẹ âu yếm thằng em cô hơn, cô chưa bao giờ cảm nhận được tình yêu từ bà nhưng cô hiểu bà, biết bà thích những buổi dạ tiệc trai gái, ghét sống ở nơi heo hút đang sống, ngày ngày đạo lí, dự lễ ở nhà thờ; cô biết ‘cả cuộc đời mẹ cứ rụt rè vụn vẫy, mẹ có dám thề rằng mẹ không muốn thoát khỏi bà ngoại, khỏi nhà thờ nhà thánh, khỏi Chúa mà sống không? Mẹ chẳng ưa gì những con người ở đấy, mà lại cứ thúc giục con nhảy bổ vào họ.
Một mặt mẹ ép con phải sống cho tất cả những khao khát thầm kín không thành của mẹ, một mặt mẹ lại sóc con ra khỏi tầm tay mẹ. Mẹ cứ lươn lẹo thế đấy mẹ ạ’.
Nhưng cô đâu có biết đó là sự mâu thuẫn mà chính mẹ của cô cũng không nhận ra, bà chưa bao giờ có ‘dịp’ để có thể nhìn về điều đó, chưa ai nói cho bà biết bà phải làm như thế nào, phải dạy con của bà như thế nào. Tại chính bà cũng không biết đâu là con người của bà, đâu là đúng, đâu là sai, dựa vào cái thước đo mà xét những điều đó.
Lúc bấy giờ chỉ biết bề trên nói gì thì cái đó là đúng phải tuân theo, thế mới sống phải lẽ thế thôi. Cái sự ‘nghèo nàn’ mà chả ai nhận ra. Như thế thật, điều đó có thể thấy ở phần kết cuối: cuộc sống của bà vẫn lênh đênh…
Đứa cháu không phải ruột thịt của bà Hoàng làm nên sợi dây gắn kết giữa bà và bố nó chú bán thịt lợn cũng là người giao thịt cho nhà trẻ được đứa con dâu bà chông, nó cũng gợi lên câu chuyện một người bà nó chưa bao giờ gặp mặt là bà nội nó với một người bà hay ôm nó vào lòng khi chờ bố nó về đón là bà Bếp tức bà Khuê nhân vật chính trong câu chuyện thì liệu nó yêu bà nào hơn. Liệu sau nay nó lớn hơn hiểu chuyện thì nó sẽ đối xử như thế nào?
Bà định trả lời rằng, không phải lo, tại nó còn bé qua nên chưa biết gì. Chỉ thêm một, hai tuổi nữa rồi, nó sẽ như bao đứa trẻ khác, bản năng máu mủ sẽ trỗi dậy và một cách tự nhiên, nó tìm cách lấy lòng bà nội nó bên đầu dây kia điện thoại hơn là tìm cách gần gũi người dưng nó gặp mỗi ngày’. Sự thật đó có đúng không? tôi lại nhìn thấy một sự thật là đi lấy lòng người dưng, đối tốt với họ còn hơn người nhà. Hay đây là thước đo sự trưởng thành, biết cái gì là quan trọng nhất đối với mình?
Tính cách của bà dường như xoáy chuyển một trăm tám mươi độ. Những thứ như đi chùa làm lễ misa, rửa tội hay theo cách nói của bà là kể kể than vãn khóc lóc trước mặt người khác đặc biệt nhục nhã là khóc trước mặt những thằng đàn ông thì bà chả hiểu tại sao bà cứ hành động một cách tự nhiên như thể bản chất của bà là vậy. Có vẻ như nó đánh gục một người đàn bà mạnh mẽ. làm bà trở nên yếu đuối hay đơn giản bà giống mẹ bà.
Ông lĩnh mục có nói:” Phải giữ mình khiêm nhu để lắng nghe tiếng gọi của Chúa” hay tiếng gọi bản thân bà dẫn đến việc bà để số tiền của bà để mua lại ngôi nhà trên Sài Gòn cái kỉ niệm riêng mình bà cất giữ.
‘Bà vẫn quý đứa con trai của mình hơn ai hết, hơn con gái, hơn cả chồng chứ nói gì đến anh em.’
Bà cảm nhận được sự bình an khi được nghỉ làm, đi dạo trong khuôn viên nhà thờ, nó cũng là một dạng dành nhiều thời gian cho việc suy nghĩ và có nhiều thời gian do đó bà bắt đầu thấu hiểu những nỗi buồn, tâm tư thần kín của Loan em dau họ bà từng ghét, đồng thời nò cũng đem lại cảm giác nhẹ nhàng hơn với hoàn cảnh bà cho là bi đát của gia đình mình. Nhưng vẫn nặng lòng với thói cờ bạc của thằng con trai.
Sau khi nghe lời khuyên ( không hẳn là lời khuyên mà là lời chiêm nghiệm của một tiến sĩ Thần học và cũng là vị linh mục tên Thương có vẻ như bà đã thôi bớt kì vọng, ít khó khăn hơn trong tâm tính “nỗi buồn của sự thấu hiểu thay vì phản kháng”. Ví dụ: con dâu bà không muốn đọc kinh, như trước kia bà bắt nó sau khi ăn tối xong phải làm nhưng giờ thì bà chỉ tung kinh một mình khi ‘hai mẹ con nó’ vào buồng riêng).
Rồi dần dà mọi người trong hội HIền mẫu coi bà như con của xứ này chuyện gì trong chùa cũng có bà tham gia cùng, bà cảm nhận được cảm giác thuộc về, xen lẫn cảm giác xa lạ khi cùng ngồi với những người phụ nữ ‘ gần như thành thị’ và ‘thành thị’ (cô Mai) này (bởi lẽ họ cũng là người có điều kiện kinh tế, sắp xếp công việc hội hè, lễ nghĩa chủ động trong công tác xã hội) trong khi bà chỉ quen nói vài câu trong việc gia đình, đa phần do chồng quyết việc trên dưới bên ngoài, không quan trọng quá thì bà chỉ nói ‘Tùy ông’.
Trong cuộc trò chuyện giữa hội và linh mục, những người khác thì nói bông đùa còn bà chỉ ngồi im như thóc chả thêm câu gì, thỉnh thoảng bục cười bởi vài câu pha trò của các cô hay của linh mục, bà quan sát.
Ngôi nhà cũ kĩ, chắp vá nhưng dù có đủ tiền đập đi xây lại đi chăng nữa hai ông bà cũng chưa bao giờ đề cập đến, nhà tắm có vòi hoa sen đi chăng nữa hai ông bà cũng vẫn dùng nước giếng để dội lên người. Một phần già rồi chỉ muốn mọi thứ như cũ , sinh hoạt cũng không muốn xáo trộn nhiều, tránh cảm giác lạc lõng.
Bất ngờ ông lại muốn xáo trộn nó, ông vay tiền bà để cùng thằng con kinh doanh bi-a là chuyện cũ bà đã nghĩ thông ( sau khi thú tội với Cha xứ bà quyết định để món tiền riêng đó mua lại căn nhà ở Sài Gòn, một món đồ hoài cổ khi bà nhớ đến người cha, người mẫu lí tưởng của cuộc đời bà, hoặc chỉ đơn giản là nơi bà sinh ra nên bà luôn hướng về nó).
Câu chuyện chỉ dừng ở đó nếu bà và ông chồng chỉ cãi nhau như mấy hôm trước nhưng giờ là xúc phạm. Theo như bà nói thì ông là người không đủ dũng khí để khinhh ghét một người, mà chính vì không đủ dũng khí mà muốn đạt dược mục đích, nên ông chỉ nói mà tránh né đối mặt.
Giờ thì bà không chấp nhận yêu cầu của ông thì ông không bỏ qua bất cứ sư phỉ báng nào, như thể mọi sự phỉ báng mà ông từng đón nhận trong cuộc đời là nguồn năng lượng nuôi sống cái thân gầy gò của ông. Sự việc này bởi đứa con dâu mách là bà có dành một khoản riêng nhưng dấu không cho ai biết, ông nói bà đem tiền cho thiên hạ, nói ý là bà có gian díu bên ngoài, cười nhếch mép khinh bỉ.
Bà chỉ biết khóc mà không thể thổ lộ rồi bà quyết định xách túi lao ra đường, ném lại một câu chửi tục. Người đàn ông có phải là kém cỏi?
Bà hơn ông có chỗ để đi, còn ông thì chỉ biết quanh quẩn ở xó nhà, cũng là một điều thiệt thòi không được đi ra. Có thể nói bà cũng là người có tầm nhìn dù không học hành gì nhiều: bà hay nghe báo đài, có để ý đến giá vàng giá đô la, giành giùm tiền đầu tư được ngôi trường mầm non ở quê, muốn đầu tư cái trại lợn lớn, tính trước sau cho con cái,…
Nhưng tiếc thay bà đánh giá người ngoài cao hơn người nhà ( mà thế thật, người chồng cũng như người con chả khác nhau gì tầm nhìn hạn hẹp tuy cũng có tính làm ăn này nọ), bà còn nhập nhằng cắn dứt lương tâm với khao khát bên trong bà, tuổi tác cũng là yếu tố dẫn đến bà không còn quyết liệt như xưa nữa, rồi bệnh tật cũng khiến bà chùn chân. Tiếc thay những người tìm được ánh sáng chân lí muộn màng.
Kết thúc chuyện nhưng vẫn mơ hồ không rõ lắm cốt chuyện. Mặc dù cuối cùng nhấn mạnh là việc luôn hiện hữu giữa tuyệt vọng và hi vọng, giữa ích kỷ và khoan dung, giữa hạnh phúc và khổ đau. Rồi cuối cùng thì cuộc đời bà vẫn chẳng đi về đâu, không muốn quay lại ngôi nhà ở nơi chồng bà ở, còn chú bán lợn tên Hùng phải chăng ngoại tình với bà thật và bà lại còn để tiền dành giúp của mình cho người ta rồi người ta biến mất không một dấu tích.
Ngôi nhà xưa cũ ở Sài Gòn của bà đã xa vời, đứa con gái trên Sài Gòn cũng chả còn liên lạc, đứa con trai từ khi vợ đi để lại đứa cháu cho bà thì lại tiếp tục lao vào cờ bạc. Bà chả còn gì tiếp tục làm thuê, không nơi nương tựa, chả còn gì chắc chắn để bà bám víu vào dù có Chúa đi chăng nữa chỉ là nguồi an ủi nhất thời, điều quan trọng là bà vẫn phải chống trọi với sự thật tàn nhẫn từ cơn đau của những cái xương vai rạn nứt của bà. …
Chạy từ không gian này sang không gian khác, chay từ giấc mơ ra đến thực tế. Chạy từ trong bất hạnh vào thẳng Phúc Âm. Người đàn bà cả tin đầy ắp hy vọng huyện hoặc…
‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!
Keyword:
phúc âm cho một người,
Nguyễn Khắc Ngân Vi