NO.1 Ikigai là gì? Triết Lý Ikigai Giúp Định Hướng Cuộc Sống Ra Sao?

by Thanh Huyền
0 comment 324 views

Thuyết Ikigai là một phương châm sống rất nổi tiếng của người Nhật. Đây cũng một trong những phương pháp định hướng, là cách tìm ra  ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình. Vậy, học thuyết Ikigai là gì? Định hướng bản thân bằng Ikigai hiệu quả như thế nào? Hãy cùng Vài Điều Hay tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

I. Thuyết Ikigai là gì?

Ikigai là một khái niệm thể hiện triết lý sống của người Nhật Bản, liên quan cụ thể đến “lý do tồn tại” trong cuộc sống mỗi người. Đây là một phương pháp giúp định hướng giá trị bản thân, có nguồn gốc từ một cái hòn đảo nằm ở phía nam Nhật Bản tên là Okinawa – nơi dân số có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới.

Trong tiếng nhật, “iki” nghĩa là cuộc sống, còn “gai” là  phương châm hoặc ý nghĩa. Dịch nôm na sang tiếng việt, Ikigai chính là ý  nghĩa cuộc sống, là sự tỉnh thức về lẽ sống của bản thân. 

IKIGAI - ĐI TÌM LẼ SỐNG CỦA BẢN THÂN

IKIGAI – ĐI TÌM LẼ SỐNG CỦA BẢN THÂN

Nếu tìm hiểu kỹ và áp dụng thuyết Ikigai vào thực tế, chúng ta có thể thấu hiểu giá trị của chính mình, biết trân trọng bản thân và xác định được mục tiêu của cuộc đời một cách rõ ràng nhất.

Ikigai không chỉ là một nghệ thuật, nó là một triết lý, một khái niệm, một lối sống, mang đến những khía cạnh rất riêng trong cách tiếp nhận giá trị quan của mỗi người.

Chính vì vậy, cần hiểu và nắm được thuyết Ikigai càng sớm càng tốt, đây cũng chính là một trong những cách định hướng tốt nhất mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho con mình ngay từ khi còn bé.

Bài test về Ikigai của bản thân bạn có thể tham khảo: Thuyết Ikigai

II. Định hướng bản thân theo Ikigai

1. Hiểu về Ikigai

Trước khi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của triết lý Ikigai, chúng ta cần phải nắm được một khái niệm căn bản có tên gọi là “Flow”

“Flow” nghĩa là Dòng chảy. Đây là một khái niệm miêu tả trạng thái khi chúng ta đang chìm đắm vào một việc gì đó bằng tất cả sự đam mê, làm đến mức không còn  quan tâm đến mọi chuyện xảy ra xung quanh, say sưa đến mức quên ăn, quên ngủ. Đó chính là trạng thái Flow – trạng thái đắm chìm vào công việc không màng tới tác động của thời gian và không gian.

2. Các yếu tố tạo nên Ikigai

Thuyết Ikigai và các yếu tố liên quan

Thuyết Ikigai và các yếu tố liên quan

Thuyết Ikigai là sự  giao thoa của bốn yếu tố  liên quan đến việc xác định mục tiêu sống của mỗi cá nhân. Các yếu tố này được cấu thành và trả lời cho bốn câu hỏi quan trọng nhất trong việc xây dựng định hướng, cụ thể là:

  • Bạn yêu thích điều gì?
  • Bạn giỏi trong lĩnh vực nào?
  • Bạn tạo ra những giá trị gì cho xã hội?
  • Điều gì giúp bạn tạo ra thu nhập?

Yếu  tố đầu tiên đó là điều bạn làm giỏi, tiếp theo là điều bạn yêu thích, yếu tố thứ ba là điều xã hội cần và cuối cùng là điều khiến bạn có thể tạo ra thu nhập trong cuộc sống.

Giờ hãy cùng Vài Điều Hay tìm hiểu sâu hơn về từng yếu tố trên.

2.1. Điều bạn giỏi

Khía cạnh đầu tiên trong triết lý Ikigai là làm những việc mà chúng ta giỏi. Hãy thử hình dung trong một công việc được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 là rất tệ và 10 sẽ là cực giỏi. 

Lúc này, sẽ có hai yếu tố quyết định bạn thực sự giỏi một lĩnh vực gì đó được tính theo thang điểm trên, đầu tiên là mức độ tự trau dồi bản thân, với yếu tố này bạn có thể đến được mức khoảng 7 điểm hoặc 8 điểm, nhưng để đạt được cột mốc cuối cùng là 10 điểm thì ngoài việc tự trau dồi bản thân, chúng ta còn cần phải có thêm một yếu tố nữa đó là năng khiếu. 

Ví dụ dễ hình dung nhất về hai yếu tố này chính là sự nghiệp ca hát của một nữ ca sĩ. Để có thể hát được tốt, nữ ca sĩ cần đi học các lớp thanh nhạc và chăm chỉ luyện thanh. Nhờ đó, từ một người hát “không hay”,  dần dần lên được ở mức “nghe tạm” và cuối cùng là “nghe hay”,  sau bao nỗ lực tập luyện đã bắt đầu nắm vững hơn về nhạc lý, về nhịp điệu cũng như các kỹ thuật thanh nhạc. 

Nhưng, để có thể hát được một cách xuất sắc ở mức điểm 10 thì yếu tố quyết định còn lại chính là năng khiếu bẩm sinh của nữ ca sĩ ấy. Đó có thể là  giọng ca trời phú hoặc khả năng cảm âm thiên bẩm. Nhờ có năng khiếu ấy, nữ ca sĩ hoàn toàn có thể đi nhanh hơn, phát triển tốt hơn những người cùng ngành khác. 

Trong thực tế có rất nhiều các loại năng khiếu như vậy, từ  năng khiếu về trí tuệ trí thông minh tới cái năng khiếu về thể chất (vận động), hoặc ngay cả việc giỏi điều khiển một phương tiện nào đó hay nấu ăn giỏi cũng chính là một loại năng khiếu thiên bẩm. Qua đó ta có thể thấy, bản thân con người là một trong những bí ẩn lớn nhất với nhiều khả năng tiềm tàng chưa được khai phá.

2.2. Điều bạn thích

Đây là yếu tố trong thuyết Ikigai khi nghe qua cảm thấy có thể dễ xác định vì chắc chắn mỗi cá nhân đều tự nhận thức được về những việc khiến mình yêu và ghét, thích và không thích. 

Yếu tố này giúp chỉ ra những việc bạn muốn làm, thích làm và thường xuyên làm một việc gì đó với tâm thái vui vẻ và phấn khởi. Nói cách khác, đây là những công việc bạn làm với sự hứng thú và có nguồn năng lượng tích cực nhất.

Tuy nhiên, khi nhìn sâu hơn vào vấn đề ta sẽ thấy việc xác định này không hề đơn giản bởi chúng ta chỉ biết mình thật sự thích một việc gì đó chỉ khi bản thân đã trải nghiệm đủ lâu và đủ sâu.

Bên cạnh đó, bất kỳ công việc nào cũng sẽ có những khía cạnh khiến ta thích và không thích, chính vì vậy cần có sự chiêm nghiệm thật kỹ, hãy trò chuyện và lắng nghe bản thân mình để tìm ra được những điều bạn thật sự muốn làm, từ đó mới có thể xác định được mục tiêu một cách trực quan nhất.

2.3. Điều khiến bạn tạo ra thu nhập

Khía cạnh tiền bạc và tài chính luôn là một vấn đề quan trọng trong triết lý Ikigai cần cân nhắc trong các công việc ta lựa chọn. Vấn đề thu nhập cũng chính là điều kiện và động lực làm việc lớn nhất của rất nhiều người. 

Đối với các công việc bạn làm, nếu thiếu yếu tố thu nhập thì các hoạt động ta đang làm chỉ là những dạng “thú vui”, thiếu đi một phần động lực trong công việc.

2.4. Điều bạn làm mà xã hội cần

Cho dù có đam mê hay năng lực về lĩnh vực nào đó, việc lựa chọn nghề nghiệp cũng cần phù hợp với nhu cầu của xã hội. Đây là một khía cạnh rất quan trọng bởi nếu thiếu nó, chúng ta sẽ không thể có được cảm giác hạnh phúc một cách trọn vẹn và không thể bắt kịp với sự đòi hỏi của nhịp sống xã hội. Ngoài ra, việc tạo ra những giá trị sống cần thiết và tốt đẹp trong xã hội được rất nhiều cá nhân hướng tới trong bối cảnh cuộc sống xô bồ và phức tạp hiện nay.

May mắn thay,  trong hầu hết tất cả các công việc mà chúng ta đang làm hiện tại đều ít nhiều tạo ra những giá trị nhất định cho xã hội, ví dụ điển hình là công việc bác sĩ – nghề chữa bệnh và cứu sống rất nhiều sinh mạng hay giáo viên – công việc ươm mầm cho tri thức trẻ. Khi càng công cống hiến được nhiều giá trị cho xã hội, ta sẽ càng có xu hướng muốn tạo ra nhiều giá trị hơn nữa. 

Trên đây là bốn yếu tố cơ bản để cấu thành nên phương pháp Ikigai. Sau đây, chúng ta hãy cùng phân tích sự giao thoa của bốn yếu tố này để có thể áp dụng thuyết Ikigai vào bản thân một cách tốt nhất.

3. Sự giao thoa của bốn yếu tố trong triết lý Ikigai

Sự giao thoa các yếu tố trong phương pháp Ikigai

Sự giao thoa các yếu tố trong phương pháp Ikigai

3.1. Passion (đam mê)

Trường hợp đầu tiên, với những việc chúng ta thích làm và ta làm giỏi, khi hai yếu tố này kết hợp với nhau sẽ tạo ra một thứ mà mọi người thường nhắc tới đó chính là Passion – đam mê.

 Tuy nhiên nếu chỉ có đam mê mà không tạo ra giá trị cho xã hội, ví dụ những đam mê vô bổ như việc các bạn trẻ thích chơi và nghiện game, thậm chí là chơi rất giỏi – đây là một trong những trường hợp đam mê không tạo ra giá trị cho xã hội. Tất nhiên không nói đến trường hợp việc chơi game tạo ra thu nhập như trong các giải đấu game lớn, việc lựa chọn hình thức giải trí bằng game vừa không đem lại giá trị cho xã hội, vừa không khiến bạn kiếm ra tiền để có thể nuôi sống bản thân.

Nói cách khác, nếu chỉ có đam mê thôi là không đủ.

3.2. Mission (Sứ mệnh)

Trường hợp tiếp theo trong triết lý Ikigai là công việc bạn thích làm xã hội cần, khi hai yếu tố này kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra một thứ gọi là Mission – Sứ mệnh

Nhưng cũng tương tự như đam mê, chỉ có sứ mệnh thôi là không đủ vì bạn có thể không giỏi làm một việc gì đó, chính vì không giỏi nên bạn cũng không kiếm được tiền lại những công việc đó. Trong trường hợp này cũng hoàn toàn không ổn.

3.3. Vocation (Nghề nghiệp/công việc)

Trường hợp thứ ba xảy ra trong thuyết Ikigai đó là nếu mà các bạn làm những việc mà xã hội cần, đồng thời kiếm ra tiền từ công việc ấy thì được gọi là Vocation – Một dạng nghề nghiệp/công việc.

Ví dụ điển hình của trường hợp này sự chán nản chốn văn phòng. Hiện nay, có rất nhiều nhân viên công sở mỗi ngày đều ráng đến công ty, làm công việc họ không cảm thấy hứng thú và cũng không giỏi, lý do duy nhất họ đi làm chỉ là để kiếm tiền. Họ hoàn toàn không tìm được động lực tinh thần trong công việc cũng như có được điều bản thân mình mong muốn.

3.4. Profession (Chuyên môn)

Trường hợp cuối cùng khi xác định Ikigai là khi chúng ta làm những cái việc mà mình giỏi, đồng thời tạo ra thu nhập từ việc đó, lúc này ta có khái niệm Profession – Chuyên môn

Nhưng nếu chỉ có chuyên môn mà không phải điều mà xã hội cần thì cũng không ổn. Điển hình là ví dụ về những người bán hàng đa cấp. Có những người trong ngành đa cấp có chuyên môn cao, họ cũng kiếm ra được rất nhiều tiền từ công việc này và có thể họ cũng rất yêu thích công việc của mình. 

Tuy nhiên, đây là loại công việc mang tính chất tiêu cực cho xã hội, tuy không phải mô hình đa cấp nào cũng là xấu nhưng phần lớn loại hình này đều gây ảnh hưởng xấu, không tạo ra giá trị tốt đẹp cho xã hội. 

Vì vậy, chỉ có chuyên môn thôi cũng không đủ.

Qua bài phân tích trên, chúng ta có thể thấy việc xác định phương pháp Ikigai là không hề đơn giản, trong đó cả bốn yếu tố tạo thành đều không thể thiếu bất kỳ một yếu tố nào. Nhưng trên tất cả, đây cũng chính là phương pháp phù hợp nhất để hiểu được giá trị sống của mỗi cá nhân.

Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp để khám phá giá trị bản thân như sinh trắc vân tay, tham khảo thần số học,…cũng là những cách thức giúp định hướng cho chính mình rất tốt.

Xem thêm: Sinh trắc vân tay, Thần số học

LỜI KẾT

 Hành trình khám phá triết lý Ikigai là một chặng đường dài, việc định hướng bản thân theo thuyết Ikigai sẽ mang đến cho chúng ta một cái đam mê đủ lớn, hiểu về bản thân đủ sâu, từ đó giúp ta nhìn nhận và tìm ra được mục tiêu và giá trị sống tốt đẹp nhất cho chính bản thân mình.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Keywords:

Ikigai là gì,

Thuyết Ikigai,

Triết lý ikigai,

Học thuyết Ikigai,

 

 

 

 

 

You may also like

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x